Hiện nay, tình trạng răng lung lay không hiếm gặp với nhiều người trưởng thành. Tình trạng này làm cho người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và có thể gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Vậy răng bị lung lay do đâu? Làm thế nào để răng chắc chắn trở lại bình thường? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này và cách phòng ngừa hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Răng bị lung lay là gì?
Răng bị lung lay là tình trạng khi răng mất đi sự ổn định và không còn đứng vững trong xương hàm. Răng không giữ được vị trí ban đầu của mình và có thể di chuyển, lung lay hoặc lệch khỏi vị trí bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chấn thương, bệnh lý về nướu, sâu răng, tiêu xương răng, nghiến răng quá mức. Thậm chí là do các vấn đề liên quan đến nội tiết tố hoặc loãng xương.
Răng lung lay không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp của người bệnh. Điều quan trọng là cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn tình trạng lung lay trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu tình trạng răng lung lay là gì?
Nguyên nhân răng lung lay là gì?
Theo các chuyên gia, bác sĩ, răng bị lung lay có thể do một số nguyên nhân chính sau đây:
Bệnh về răng miệng
Bệnh lý liên quan đến răng miệng thường là nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay, đặc biệt là những người từ 30 tuổi trở lên. Các bệnh lý thường gặp bao gồm viêm nha chu, viêm nướu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tấn công và hình thành các mảng bám trên răng. Nếu để lâu không xử lý, mảng bám này sẽ làm tổn thương mô nướu và xương hàm, dẫn đến răng bị lung lay.
Răng bị lung lay do mang thai
Thời kỳ mang thai là lúc phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone. Những thay đổi này có thể tác động mạnh đến sức khỏe răng miệng. Nếu trong thời gian mang thai, các bà mẹ không chú ý chăm sóc răng miệng tốt sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.
Nhiều người sau khi sinh thường thấy răng trở lại bình thường, nhưng không phải ai cũng phục hồi như vậy. Do đó, trong thời gian mang thai, nếu thấy xuất hiện các vấn đề về răng miệng, các mẹ nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Vì sao răng lại bị lung lay
Do những tác nhân bên ngoài
Nguyên nhân này cũng là một trong những lý do khiến răng lung lay phổ biến nhất. Ví dụ như do tai nạn, va đập mạnh, ăn đồ cứng, thói quen nghiến răng khi ngủ… Những tác động này tạo ra lực mạnh trực tiếp lên răng, làm cho răng bị lung lay hoặc nguy hiểm hơn là mất răng.
Do bệnh loãng xương
Loãng xương là một bệnh lý thường gặp. Tình trạng này khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Khi xương hàm bị loãng, sẽ làm cho răng yếu đi, dẫn đến tình trạng lung lay.
Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh nên chú ý đến cách làm răng chắc khỏe hơn. Đồng thời, cần duy trì sức khỏe toàn cơ thể. Bởi vì bệnh loãng xương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các xương trên cơ thể. Ví dụ như cột sống, hông và xương chân tay…
Răng lung lay làm sao để chắc lại?
Cách điều trị răng bị lung lay hiệu quả
Đối với trường hợp lung lay do tác động ngoại lực
Nếu răng vẫn khỏe mạnh và không có bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để nẹp cố định răng đang lung lay vào xương ổ răng. Nhờ vậy, răng sẽ ổn định hơn và trở lại trạng thái như ban đầu.
Đối với trường hợp nguyên nhân do viêm nha chu
Sự tích tụ lâu ngày của mảng bám trên răng khiến cho vi khuẩn gây hại tồn tại trong lớp màng bám sẽ làm ô nhiễm nướu, khiến xương nâng đỡ răng bị tổn hại, dẫn đến tiêu xương. Đây là nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay hoặc rụng.
Trong những trường hợp này, để xử trí hiệu quả, nha sĩ sẽ cạo vôi răng. Việc cạo vôi giúp loại bỏ mảng bám, đưa vi khuẩn ra khỏi răng. Đồng thời xử lý làm sạch chân răng để nướu được gắn lại với răng.
Khám nha sĩ khi có hiện tượng răng lung lay là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân và tìm hướng điều trị hiệu quả
Đối với trường hợp mắc bệnh nướu răng
Đối với những người bị lung lay răng do mắc bệnh nướu răng, bác sĩ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật loại bỏ mảng mô nướu bị viêm nhiễm và sau đó khôi phục mô nướu cho người bệnh.
Đối với trường hợp bệnh lý tiêu hóa xương
Để khắc phục răng lung lay do xương bị tiêu hóa, bác sĩ sẽ lấy các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể. Hoặc dùng một loại vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa phần xương bị bệnh.
Đối với trường hợp lung lay do nghiến răng quá nhiều
Chỉnh lại khớp cắn là lựa chọn cần thiết trong trường hợp này. Nhờ vậy sẽ làm giảm áp lực lên răng và giúp răng sớm được hồi phục về trạng thái bình thường.
Răng lung lay cần được khám và điều trị kịp thời để tránh tình trạng nặng hơn
Phòng tránh răng lung lay bằng cách nào?
Muốn không phải lo lắng tìm cách xử trí răng bị lung lay, hãy chủ động phòng ngừa để tình trạng này không xảy ra bằng các biện pháp sau:
- Mỗi ngày nên súc miệng nước muối. Đánh răng nhẹ nhàng và đúng cách tối thiểu 2 lần.
- Làm sạch thức ăn thừa bám vào chân răng bằng nước súc miệng và chỉ nha khoa.
- Có chế độ ăn giàu canxi và vitamin C để hỗ trợ răng trở nên chắc khỏe.
- Người bị chứng nghiến răng nên sử dụng hàm chống nghiến khi đi ngủ.
- Định kỳ 6 tháng lấy cao răng một lần.