Bọc răng sứ giúp chỉnh sửa và che lấp đi những khuyết điểm về mặt thẩm mỹ của răng và giúp răng chắc khỏe hơn sau khi bị hư hại do sâu răng hoặc chấn thương. Một trong những ưu điểm nổi bật của răng sứ là độ bền của chúng, nếu được chăm sóc đúng cách, mão răng sứ có thể tồn tại hàng chục năm, thậm chí là cả đời. Vậy cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ như thế nào để đem lại hiệu quả tối đa. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Rich Dental để biết được những thông tin bổ ích nhé!
Vì sao cần phải chăm sóc răng sứ?
Chăm sóc răng sứ sau khi bọc răng sứ là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi người. Chăm sóc răng sứ là cách để bạn tránh được các bệnh liên quan đến răng như: Bệnh hôi miệng, bệnh sâu răng, viêm tủy răng… Hoặc những trường hợp có dấu hiệu răng sứ bị hở, và bị cộm sau khi bọc răng sứ thì việc chăm sóc răng miệng là điều rất quang trọng không nên chủ quan
Đừng nghĩ rằng răng sứ sẽ không bị các bệnh về răng vì nó là vật liệu trơ. Trên thực tế khi bạn ăn uống mà không chăm sóc, vệ sinh răng miệng thì lâu ngày cũng sẽ có nhiều vi khuẩn tạo ra mùi. Lúc này dẫn tới miệng bị hôi.
Chính vì vậy, hãy chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ mỗi ngày giống như răng thật bình thường nhé.
Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ mang lại hiệu quả tốt nhất
Quá trình chăm sóc răng bọc sứ bắt đầu ngay sau khi hoàn tất quy trình bọc răng sứ. Trong 24h – 48h đầu tiên, bạn nên ăn nhẹ, những thực phẩm không cần dùng nhiều lực để nhai để tránh làm bong và bật mão răng sứ ra khỏi hàm răng.
Sau thời gian đó, bạn chăm sóc răng sứ như bạn chăm sóc răng tự nhiên của bạn. Bạn vẫn có thể cảm thấy ê buốt ở nướu và xung quanh thân răng, nhưng tình trạng này sẽ mất dần sau vài ngày đầu tiên, nên bạn không cần quá lo lắng.
Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ về những điều nên và không nên làm khi chăm sóc răng sau khi bọc sứ:
Loại bỏ thói quen xấu
Bạn có hay cắn móng tay không? Có nhai nước đá, cắn bút chì hay các vật cứng khác? Có thói quen nghiến răng khi ngủ? Hoặc bạn dùng răng làm công cụ để mở nắp chai? Bạn nên dừng lại ngay lập tức, vì những thói quen này lâu dần sẽ làm gãy, vỡ, mẻ mão răng sứ và còn có thể làm tổn thương đến răng tự nhiên của bạn.
Dùng kem đánh răng có chứa chất Fluor
Fluor được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, có khả năng loại bỏ các mảng bám màu và ngăn cho hơi thở có mùi khó chịu. Bạn nên tuân thủ việc đánh răng mỗi ngày 2 lần với kem đánh răng có chứa fluor để tận dụng hết những ưu điểm của nó mang lại.
Bên cạnh đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối pha cực loãng hay nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng sau mỗi bữa ăn.
Thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa
Tác hại của tăm xỉa răng là rất lớn đối với răng bọc sứ. Tăm có đầu to và nhọn nên khi lấy đi thức ăn thừa trên răng, sẽ làm cho phần nướu răng bị tổn thương, chảy máu và phần răng sứ sẽ bị xê dịch, hở kẽ răng, sứt mẻ hoặc gãy răng sứ.
Chỉ nha khoa là dụng cụ nha khoa hiện đại, giúp lấy đi những vụn thức ăn cứng đầu bám dính vào kẽ răng và sâu trong góc răng một cách nhẹ nhàng. Từ đó, tránh làm tổn thương nướu và răng đến mức tối đa. Vì vậy bạn nên dần thay thế tăm xỉa răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa đi nhé!
Sử dụng bàn chải lông mềm khi đánh răng
Mọi sự tác động dù là nhỏ nhất cũng khiến cho răng sứ giảm độ bền, từ đó dễ gãy vỡ hơn bình thường. Bạn hãy bỏ bàn chải có lông cứng và đã cũ sau hàng tháng trời, vì những bàn chải này chứa các vi khuẩn sau khi làm nhiệm vụ chải sạch răng cho các bạn trong thời gian dài. Nha sĩ khuyến cáo nên thay bàn chải mới từ 1 – 3 tháng 1 lần. Đây là phương pháp vệ sinh răng bọc sứ hiệu quả, an toàn và được nhiều người sử dụng nhất.
Đánh răng bàn chải có lông mềm để tránh tác động và gây sức ép lên răng. Dùng lực chải nhẹ nhàng, theo chiều từ trên xuống dưới là yêu cầu của chuyên gia sức khỏe.
>>> Xem ngay: Bọc răng sứ có nên dùng bàn chải điện không?
Đeo hàm bảo vệ mỗi đêm
Nếu thói quen nghiến răng khó bỏ hoặc do stress thì bạn nên đeo hàm bảo vệ để bạn có nghiến răng thì hàm này sẽ giúp ngăn một lớp giữa 2 hàm răng, tránh tác động xấu do thói quen này gây ra. Ngoài ra, nghiến răng vừa gây hại đến cấu trúc của răng vừa gây ra sự khó chịu cho người kế bên. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của thói quen này đê chữa trị càng sớm càng tốt nhé!
Khám định kỳ
Nên lên lịch khám định kỳ và làm sạch cao răng khoảng 3 – 6 tháng. Ngoài làm sạch, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của răng sứ xem có bị nứt, hở kẽ hay bị đen viền nướu hay không. Nếu bị các bệnh lý về răng miệng, cũng sẽ được bác sĩ kịp thời chữa trị. Đây là ưu điểm lớn nhất của việc khám răng định kỳ.
Tuổi thọ của các răng sứ hiện nay
Có 2 dòng răng sứ phổ biến hiện nay đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Trong đó:
- Răng sứ kim loại đã ra đời cách đây đã nhiều năm, là “người anh cả” của các loại răng sứ xuất hiện sau này. Mặc dù không được hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt như những “người em” của mình, nhưng vì vẫn đảm bảo được những nhu cầu cơ bản của người bọc răng sứ và có giá thành thấp nên răng sứ kim loại đến này vẫn không bị đào thải. Tuổi thọ trung bình từ 3 – 7 năm.
- Răng sứ toàn sứ là dòng sứ cao cấp nhất hiện nay, khắc phục được tất cả nhược điểm còn tồn tại của răng sứ kim loại như độ bền, độ an toàn, tính thẩm mỹ,.. Vì vậy răng sứ toàn sứ có giá thành cao hơn răng sứ kim loại và là loại răng sứ đắt đỏ. Tuổi thọ trung bình từ 10 – 25 năm.
Dưới đây là bảng so sánh tuổi thọ của các dòng răng sứ hiện nay, bạn nên tham khảo để nắm rõ được những thông tin quan trọng để bảo vệ kết quả bọc răng sứ của mình tối đa:
Loại răng sứ | Tuổi thọ trung bình |
Răng sứ kim loại | 3 – 5 năm |
Răng sứ Titan | 3 – 7 năm |
Răng sứ Zirconia | 10 – 15 năm |
Răng sứ Venus | 10 – 15 năm |
Răng sứ Lava | 10 – 15 năm |
Răng sứ Emax | 15 – 20 năm |
Răng sứ DD Bio | 20 – 25 năm |
Răng sứ Nacera | 20 – 25 năm |
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào yếu tố nào?
Nếu bạn tìm đến phương pháp bọc răng sứ là để tăng hiệu quả thẩm mỹ cho răng và răng không có bất kỳ bệnh lý hay khuyết điểm khớp cắn nào thì độ bền của răng sứ trong trường hợp này là cao nhất. Ngược lại, nếu răng bạn bị chấn thương, trong việc điều trị sâu răng, tủy răng,..lúc này mô răng bị mất khá nhiều và yếu thì độ bền của răng sứ cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra, tuổi thọ của răng còn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ thực hiện
- Cách chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ
Do vậy bạn cần tuân thủ những hướng dẫn của chúng tôi (như đã nêu trên) để kéo dài tuổi thọ rất sứ tối đa. Một số dòng răng sứ toàn sứ có thể tồn tại lên đến trọn đời nếu được bảo vệ và chăm sóc tốt. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc liên quan đến dịch vụ bọc răng sứ, hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới, bạn sẽ được nhân viên tư vấn của Rich Dental nhiệt tình hỗ trợ.
Trên đây là tất cả thông tin về cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc thẩm mỹ. Hi vọng bạn sẽ có được kết quả bọc răng sứ tốt nhất cho mình.
- Địa chỉ: 147 Phan Châu Trinh – Tam Kỳ – Quảng Nam
- Hotline: 090.511.2222
- Website: https://richdental.vn