Trẻ em thường bắt đầu thay răng sữa vào khoảng từ 6 tuổi, một số trẻ có thể thay sớm hơn hoặc muộn hơn. Điều này là một quá trình tự nhiên và cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rõ cách thực hiện đúng hướng dẫn để không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mọc răng sau này. Hãy theo dõi bài viết này của Richdental để biết cách nhổ răng cho bé tại nhà an toàn nhất.
Cách nhổ răng cho bé an toàn, hiệu quả
Chọn thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé
Chọn thời điểm nhổ răng cho con là điều vô cùng quan trọng, nó có thể khiến trẻ rất đau đớn hoặc như một cái búng tay.
Răng có thể lung lay, nhưng không có nghĩa là nó đã sẵn sàng để nhổ bỏ. Nếu nhổ răng quá sớm, khi răng chưa thực sự lung lay, sẽ gây chảy máu rất nhiều, khiến trẻ đau đớn vô cùng. Do đó, hãy đảm bảo rằng răng đã thực sự lung lay, cảm giác như có thể dùng tay nhắc nhẹ lên.
Cha mẹ cũng nên cho con biết cần chờ ít nhất một tiếng răng lung lay thật sự mới có thể nhổ bỏ. Và cha mẹ cũng nên kiên nhẫn cùng con, chọn đúng thời điểm để nhổ răng sữa.
Cách nhổ răng sữa an toàn cho trẻ
Hướng dẫn dạy lăn răng
Để thúc đẩy quá trình răng lung lay, cha mẹ hãy hướng dẫn con lăn răng chân răng. Quá trình này càng được thực hiện thường xuyên, thì răng sữa càng sớm được loại bỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn con dùng lưỡi đẩy răng lung lay, hoặc dùng ngón tay đẩy răng qua lại để chân răng lỏng dần. Thay vì nóng vội nhổ răng sớm, việc lay răng thường xuyên mang lại hiệu quả cao hơn, ít đau đớn cho trẻ.
Giảm đau bằng cách làm tê nướu
Khi răng sữa đã sẵn sàng được loại bỏ, cha mẹ có thể giảm đau cho con bằng cách bôi thuốc mỡ gây tê theo kê đơn của nha sĩ, hoặc đơn giản hơn là dùng đá lạnh chườm vào vị trí để làm tê nướu. Tuy nhiên, khi răng đã thật sự lung lay, loại bỏ nó không quá đau đớn, thậm chí chảy máu rất ít hoặc không chảy máu.
Nhổ răng dứt khoát
Trước khi nhổ răng, cha mẹ cũng nên vệ sinh răng cho con bằng cách sử dụng gạc để sát trùng. Sau đó dùng một miếng gạc để nắm chặt răng và nhổ lên. Thực hiện động tác dứt khoát để tránh làm đau đớn cho trẻ.
Không nhổ răng theo phương pháp “tay nắm cổ”
Chắc hẳn phương pháp nhổ răng bằng sợi chỉ và tay nắm cổ không còn xa lạ, bạn đã được nghe nói ở đâu đó. Tuy nhiên, cha mẹ không nên sử dụng cách này bởi nó có thể gây chảy máu và làm trẻ rất đau đớn.
Hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn phía trên để đảm bảo an toàn cho con. Nhưng nếu cha mẹ không yên tâm khi sử dụng cách nhổ răng cho bé tại nhà, thì tốt nhất nên đưa con đến nha sĩ để thực hiện nhổ răng sữa. Tại cơ sở nha khoa uy tín, con sẽ được thăm khám và nhổ răng đúng thời điểm, ít đau đớn hơn.
Nhổ răng sữa cho trẻ và những câu hỏi thường gặp
Nhổ răng sữa cho trẻ và những câu hỏi thường gặp
Khi nào nên nhổ răng sữa?
Nên nhổ răng sữa khi răng sữa của con đã thật sự lung lay, đến tuổi con phải thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Cùng với đó, một số trường hợp trẻ nên nhổ răng sữa sớm khi sâu răng, răng bị tổn thương nghiêm trọng, răng bị nứt… Nếu điều trị không thuyết phục, cha mẹ nên nhổ răng cho con để ngăn sự lây nhiễm sang những răng khỏe mạnh bên cạnh.
Không nhổ răng sữa có sao không?
Nếu không nhổ bỏ, răng sữa sẽ cản trở sự phát triển của răng vĩnh viễn. Như vậy, những chiếc răng sẽ mọc chen chúc nhau, mọc xiên, mọc lệch rất mất thẩm mỹ. Điều này cũng khiến thức ăn dễ bám lại ở kẽ răng khó loại bỏ, lâu dần hình thành mảng bám, bám, cao răng, nguy cơ viêm nướu, mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Thời điểm nhổ răng sữa?
Nên đợi cho răng thật sự lung lay, hoặc tác động thêm bằng cách tự lay để chân răng lỏng nhanh hơn. Răng sữa cần lung lay ít nhất là 1 – 2 tuần để thực sự có thể nhổ bỏ.
Nhổ răng sữa khi chưa thật sự lung lay có nguy hiểm?
Khi răng chưa thật sự lung lay, cha mẹ nên kiên nhẫn. Bởi nếu nhổ răng sớm sẽ khiến trẻ rất đau đớn, có thể ảnh hưởng tới cấu trúc răng và khả năng nhai sau này. Chỉ khi răng sữa bị sâu thì mới nên cân nhắc nhổ răng sữa sớm.
Nhổ răng sữa có đau không?
Nhổ răng sữa sẽ không đau nếu được nhổ đúng thời điểm, khi răng đã thật sự lung lay, chân răng đã bong ra khỏi nướu, một số trường hợp có thể không chảy máu.
Tuy nhiên, nếu nhổ sớm, khi chân răng vẫn còn bám vào nướu khá chắc, nhổ răng sẽ khá đau và chảy máu nhiều, phải dùng đến thuốc tê.
Trên đây là hướng dẫn về cách nhổ răng sữa tại nhà. Cha mẹ nên chọn đúng thời điểm, khi răng sữa của trẻ thật sự lung lay thì mới thực hiện nhổ, điều này đảm bảo sự an toàn và ít đau đớn nhất cho con. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất thì cha mẹ nên đưa con đến nha sĩ để thăm khám và nhổ răng đúng thời điểm bởi cách nhổ răng cho bé tại nhà đôi khi cũng xảy ra sai sót. Liên hệ Nha khoa Richdental để khám răng ngay hôm nay: