Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, nhiều người thường băn khoăn về việc có cần đeo hàm duy trì trong thời gian dài hay không. Trên thực tế, hàm duy trì là một trong các dụng cụ quan trọng giúp bảo vệ và duy trì vị trí của các răng đã được ổn định sau niềng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá ý nghĩa, thời gian sử dụng, cũng như các lưu ý khi đeo hàm duy trì.
Công dụng của hàm duy trì
Hàm duy trì có tác dụng quan trọng trong việc giữ vững vị trí răng sau quá trình chỉnh nha. Lúc này, cấu trúc răng miệng vẫn chưa hoàn toàn ổn định, và hoạt động ăn nhai hay thậm chí là thói quen sinh hoạt hàng ngày như đánh răng đều có thể khiến răng di chuyển.
Công dụng của hàm duy trì
Hàm duy trì giúp duy trì độ ổn định của các răng sau khi niềng. Điều này rất cần thiết để đảm bảo rằng kết quả niềng răng sẽ được bảo toàn lâu dài.
Thời gian đeo hàm duy trì
Thời gian đeo hàm duy trì sẽ khác nhau tùy theo từng loại hàm mà bạn sử dụng. Hiện nay, có hai loại hàm duy trì phổ biến là hàm tháo lắp và hàm cố định. Cụ thể:
Hàm duy trì tháo lắp
Đối với hàm tháo lắp, hầu hết khách hàng sẽ được cung cấp một bộ sau khi hoàn tất quá trình niềng răng. Bạn sẽ cần đeo hàm này liên tục trong khoảng thời gian nhất định:
- 3 – 6 tháng đầu: Đeo hàm duy trì ít nhất 22 giờ mỗi ngày, chỉ tháo ra khi ăn uống và đánh răng.
- 2 năm đầu: Không cần đeo cả ngày, chỉ cần đeo vào ban đêm khi ngủ.
- Từ năm 3 trở đi: Bạn có thể thỉnh thoảng đeo hàm duy trì, tuy nhiên, vẫn nên duy trì ít nhất 1 tuần một lần để giữ cho các răng ổn định.
Hàm duy trì cố định
Đối với hàm duy trì cố định, nha sĩ sẽ gắn hàm này cố định sau răng của bạn, ở mặt sau của các răng. Bạn sẽ cần đeo hàm này liên tục mà không được tháo ra, tuy nhiên, hàm duy trì cố định này sẽ được tháo ra bởi nha sĩ khi bạn đã đủ điều kiện.
Nói chung, hàm duy trì nhằm mục đích giữ cho răng ổn định sau quá trình niềng. Nha sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì bán thời gian trong suốt phần đời còn lại, để đảm bảo rằng răng không gặp bất kỳ dịch chuyển nào sau này.
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì để đạt hiệu quả tốt nhất
Câu hỏi “Có cần đeo hàm duy trì cả đời không?” đã có câu trả lời. Vậy làm thế nào để đeo hàm duy trì hiệu quả, chống lại sự dịch chuyển của răng? Dưới đây là một số lưu ý để bạn có kết quả niềng răng tốt nhất:
Sử dụng hàm duy trì đúng cách
Nếu hàm duy trì cố định được gắn chắc vào răng, hàm duy trì tháo lắp có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm rất phổ biến:
- Trong giai đoạn đầu, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục, tránh việc tháo ra và quên không đeo lại. Khi không đeo hàm duy trì, răng của bạn có thể di chuyển, làm giảm hiệu quả của niềng răng.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng thật kỹ đối với cả hàm duy trì tháo lắp và hàm duy trì cố định. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
- Đối với hàm duy trì tháo lắp, khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng, bạn cần tháo ra.
- Trong thời gian đeo hàm duy trì, nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dai, cứng, khiến răng phải hoạt động mạnh, làm sai lệch khay niềng.
- Thực hiện khám định kỳ theo yêu cầu của nha sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến răng.
Sử dụng hàm duy trì đúng cách
Vệ sinh hàm duy trì đúng cách
Ngoài việc duy trì thói quen sử dụng hàm duy trì, bạn cũng cần vệ sinh khay niềng đúng cách để bảo vệ răng miệng. Các bước thực hiện làm sạch hàm duy trì như sau:
- Chuẩn bị nước ấm, bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng, tăm bông, nước ngâm khay niềng chuyên dụng.
- Vệ sinh khay niềng sơ qua bằng nước ấm, tiếp đó sử dụng bàn chải và kem đánh răng để làm sạch khay niềng.
- Tại những vị trí khe cần làm sạch, sử dụng tăm bông nhúng vào nước sạch để lấy đi cặn bẩn còn sót lại.
- Cho hàm duy trì ngâm trong nước ngâm chuyên dụng trong khoảng 5-10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Lau khô hàm duy trì và để riêng trong hộp đựng chuyên dụng.