Cười hở lợi là hiện tượng có thể bắt gặp ở rất nhiều người. Tuy nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng xét về mặt thẩm mỹ thì nó vẫn là khuyến điểm của nhiều người. Đặc biệt hơn, nhiều quan niệm cho rằng cười hở lợi có ảnh hưởng đến vận mệnh tương lai. Vậy cười hở lợi là gì? Nguyên nhân và phương án điều trị như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Rich Dental (Richdental.vn) giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi (tên tiếng anh là Gummy Smile) được nhận biết khi bạn cười bị hở lợi và chân răng ra ngoài. Hay nói theo chuyên môn là khoảng cách từ chân răng tới viền môi trên khi cười lộ ra vượt quá 3mm được cho là cười hở lợi.
Từ các nghiên cứu y học nhận định rằng, cười hở lợi không phải là bệnh lý, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe dù trong thời gian dài. Tuy nhiên, trên phương diện thẩm mỹ thì khi cười để hở lợi không được dễ thường, kém duyên dáng.
Thông thường, cười hở lợi được chia thành 4 cấp độ căn cứ vào mức độ tình trạng như sau:
- Cấp độ 1 (mức độ nhẹ): Trường hợp khi cười lợi bị lộ ra nhưng chỉ rất ít từ 3 – 4mm, không bị quá xấu
- Cấp độ 2 (mức độ trung bình): Trường hợp khoảng cách chân răng tới viền môi trong khoảng trên 4mm và dưới 7mm (tương đương với độ rộng nhỏ hơn 1/2 chiều dài răng)
- Cấp độ 3 (mức độ nặng): Tình trạng vùng nướu lộ ra ngoài rất rõ và rộng hơn một nữa chiều dài của răng (khoảng 8mm)
- Cấp độ 4 (mức độ rất nặng): Tình trạng rất xấu bởi lộ hoàn toàn răng lợi ra ngoài (dài vượt quá cả chiều dài của răng)
>>> Tìm hiểu ngay: Quy trình lấy cao răng đúng chuẩn tại Rich Dental
Nguyên nhân gây ra chứng cười hở lợi
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Do cấu trúc xương hàm
- Cấu trúc xương hàm trên phát triển quá đà khiến cả vùng hàm bị đẩy ra ngoài nên khi cười rất dễ bị hở lợi. Đây là trường hợp cười hở lợi kết hợp với bị hô (vẩu). Tình trạng nặng hơn còn có thể khiến khớp cắn bị sai lệch ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bạn.
- Một số rất ít các trường hợp do xương ổ răng đặc điểm quá dày tác động đẩy vùng lợi ra trước nên khi cười sẽ bị hở lợi.
2. Do sự phát triển của răng
- Nguyên nhân này bắt đầu xuất hiện trong thời điểm hình thành và phát triển răng. Khi độ cao của răng ngắn hơn thì với độ mở của vùng môi trên khi cười sẽ để lộ ra một phần lợi. Do vậy, răng hình thành càng ngắn thì vùng lợi hàm trên bị hở càng nhiều bởi chiều dài răng với độ hở lợi tỉ lệ nghịch với nhau.
3. Do khuyến điểm ở vùng môi
- Thông thường, do bị tật bẩm sinh hay chấn thương sau tai nạn, phẫu thuật… khiến môi bị nâng kéo hoặc chiều dài từ chân mũi tới môi trên ngắn hơn bình thường thì sẽ gây ra tình trạng cười hở lợi chân răng.
4. Do nướu (lợi) quá phát
- Đây là trường hợp không quá phổ biết nhưng vẫn bắt gặp khi cười hở lợi trên là do quá trình phát triển bất thường của lợi. Tất cả các yếu tố: Bẩm sinh, phì đại do bệnh răng miệng, bám thấp… đều khiến cho nụ cười trở nên kém duyên.
>>> Bạn đã biết: Viêm lợi (nướu) là gì? Tổng quan về viêm lợi
Phương án điều trị cho chứng cười hở lợi
1. Phẫu thuật cắt lợi:
Nếu phần nướu (lợi) bao phủ trên bề mặt răng quá nhiều thì bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật được gọi là phẫu thuật cắt lợi (hay còn gọi là tạo đường viền lợi) bao gồm cả việc loại bỏi các mô lợi thừa.
Khi tiến hành phẫu thuật cắt lợi, các bác sĩ chuyên môm về nha chu sẽ gây tê cục bộ để các bạn không có cảm giác đau trong suốt quá trình thao tác thực hiện. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng dụng cụ dao mổ hoặc tia laser để cắt hoặc hịnh hình lại phần nướu của bạn để lộ nhiều bề mặt răng hơn.
Khi quá trình phẫu thuật kết thúc, đa phần các bệnh nhân cần phải có thời gian để hồi phục từ 3 – 5 ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân được khuyến khích nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho vùng lợi vừa mới phẫu thuật. Toàn bộ quá trình chỉnh lợi thường cần nhiều hơn 1 buổi điều trị để đạt được kết quả như mong đợi.
2. Phẫu thuật tái định vị môi
Nếu nguyên nhân gây cười hở lợi là do môi thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tái định môi. Đây là thủ thuật thay đổi vị trí của môi so với răng của bạn. Phẫu thuật loại bỏ một phần mô liên kết từ mặt dưới của môi trên, điều này sẽ ngăn cản các cơ nâng môi nằm trong vùng môi và mũi của bạn nâng môi trên lên quá cao so với răng.
Đường nét nụ cười hay vùng thẩm mỹ răng được quyết định bởi một số yếu tố, bao gồm:
- Hình dạng và kích thước của đôi môi
- Hình dạng và kích thước của răng
- Cơ mặt
- Mô lợi của bạn
Nụ cười đẹp là một nụ cười để lộ ít nướu (lợi) nhất có thể, phần mô lợi lộ ra bên dưới 1 – 2mm của môi trên được tạo đường nét đẹp, cân đối và hài hoàn với môi trên.
>>> Tham khảo ngay: Thiết kế nụ cười ở Quảng Ngãi tại Rich Dental