Dây cung niềng răng là một vật liệu y tế không thể thiếu trong phương pháp chỉnh nha. Với tác dụng dịch chuyển các răng về vị trí đúng trên cung hàm cùng với mắc cài, dây chun hay các nắp trượt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây cung niềng răng khác nhau và mang những đặc tính riêng biệt. Vậy dây cung niềng răng có tác dụng gì và thay dây cung có đau không? Hãy cùng Rich Dental tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là một khí cụ y tế có cấu tạo dài và mảnh. Trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tác động điều chỉnh lực kéo của dây cung để dịch chuyển răng theo từng giai đoạn, từ đó đem lại hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.
Khí cụ này sẽ được nha sĩ đặt trong các rãnh giữa những chiếc mắc cài được gắn trên thân răng, tùy trường hợp, bác sĩ sẽ gắn thêm các dây chun để cố định răng niềng thêm phần hiệu quả.
Hiện nay, với phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc, dây cung có thể trượt tự động giữa các rãnh của mắc cài.
Tác dụng của dây cung niềng răng như thế nào?
Ở mỗi giai đoạn, dây cung niềng răng đóng vai trò khác nhau. Cụ thể:
1. Giai đoạn san đều các răng
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình chỉnh nha, nên dây cung sẽ có độ cứng thấp và độ đàn hồi cao. Dây cung trong giai đoạn này có vai trò giúp căn chỉnh các răng đều trên cung hàm và hỗ trợ thực hiện các bước chỉnh nha tiếp theo dễ dàng hơn.
Kích thước dây cung niềng răng Niti thường dùng là 0.014 và 0.016
2. Giai đoạn đóng khoảng và kéo khít các răng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong niềng răng. Bác sĩ sẽ dùng loại dây cung thích hợp để điều chỉnh các răng phía trước và độ lệch của 2 hàm. Bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của khuôn mặt và hàm răng của mình trong giai đoạn này. Thời gian trung bình của giai đoạn này thường từ 4 – 8 tháng/ tùy theo tình trạng răng.
Dây cung Stainless Steel (dây thép không gỉ) với kích thước 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025
3. Giai đoạn nắn chỉnh đúng khớp cắn và duy trì
Là giai đoạn cuối cùng của quá trình chỉnh nha. Dây cung trong giai đoạn này đóng vai trò điều chỉnh khớp cắn và duy trì sự ổn định của các răng. Nếu 2 giai đoạn ở trên tiến triển tốt thì giai đoạn này chỉ mất từ 2 – 8 tuần.
Dây cung Niti với kích thước 0.019 x 0.025

Các loại dây cung trong niềng răng?
Dây cung niềng răng (Archwire) thường được chế tạo bởi một số hợp chất kim loại, phổ biến nhất là thép không gỉ, Niken-Titan hoặc Titan-Beta. Từ thành phần chế tạo, có thể kể đế 5 loại dây cung chỉnh nha với các kích thước khác nhau.
1. Dây cung niềng răng hợp kim kim loại quý
Các loại kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc và hợp kim của chúng đã được sử dụng rất sớm trong lĩnh chỉnh nha bởi vì khả năng chống ăn mòn tốt. Bên cạnh đó, chúng có độ dẻo cao, độ cứng có thể thay đổi theo nhiệt độ, dễ hàn và khả năng phục hồi cao. Nhược điểm của hợp kim này là độ đàn hồi, độ bền kém và giá thành cao.

Thành phần hợp kim của dây cung được làm bằng kim loại quý sẽ là Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Palladium (5 – 10%), Đồng(11-18%) và Niken (1-2%).
2. Dây cung niềng răng Stainless Steel (thép không gỉ)
Năm 1929, thép không gỉ ra đời để chế tạo các thiết bị gia dụng, đây là loại vật liệu đầu tiên thay thế được hợp kim kim loại quý trong chỉnh nha.
So với kim loại quý, Stainless Steel rẻ hơn rất nhiều, chúng cũng được định hình tốt hơn và dễ dàng hàn để chế tạo các thiết bị chỉnh nha phức tạp. Bên cạnh đó, chúng có độ cứng cao, độ đàn hồi thấp nên thường được sử dụng trong giai đoạn đóng khoảng và kéo khít các răng..

Thành phần có chứa Crom (17-25%) và Niken (8-25%) và Carbon (1-2%).
>>>>>Xem thêm về: Sáp niềng răng có tác dụng gì
3. Dây cung chỉnh nha Cobalt – Chromium
Vào những năm 1950, hợp kim coban-crom bắt đầu được sử dụng trong chỉnh nha. Thành phần bao gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%). Chúng có khả năng phục hồi cao tuy nhiên độ cứng thấp.
Hiện nay, hợp chất này không còn được sử dụng trong chỉnh hình răng nữa vì trên thực tế không cần đến sự uốn cong nhiều của dây cung trong điều trị chỉnh nha.

4. Dây cung Niken – titan (Niti)
Hợp kim Niti được phát triển vào năm 1960 bởi William F. Buehler – người làm việc tại Phòng thí nghiệm vũ khí Hải quân. Tên Niti là viết tắt của hợp chất Niken (Ni) và Titanium (Ti). Kể từ khi được ra mắt thì Niti đã là vật liệu quan trọng trong điều trị chỉnh nha.
Thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titan. Hợp kim này có độ cứng thấp, siêu đàn hồi, độ dẻo cao.

5. Dây cung Titan – Beta (TMA)
Titan nguyên chất có thể tồn tại ở hai giai đoạn: Alpha và Beta. Pha alpha biểu thị nhiệt độ thấp (dưới 885 ° C) và pha beta biểu thị nhiệt độ cao (trên 885 ° C). Charles J. Burstone và Tiến sĩ Goldberg đã phát triển β-Titanium khi họ kết hợp Molypden với titan nguyên chất. Những dây cung này có lực cơ sinh học thấp và độ đàn hồi tốt hơn dây thép không gỉ và coban-crom-niken.
Thành phần bao gồm Titan (79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Thiếc (4%).

Giá dây cung niềng răng bao nhiêu tiền?
Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có giá thành cho dây cung niềng răng khác nhau. Chúng tôi đã tham khảo giá cả từ các sản thương mại điện tử và tổng hợp lại trong bảng dưới đây:
Loại dây cung | Giá | Xuất sứ |
Titan – Beta (TMA) | 170.000 VND/dây | Dentsply Sirona – Mỹ |
Stainless Steel | 20.000-30.000 VND/dây | Ortho Technology – Mỹ |
Niti Reverse Thế hệ 2 | 90.000-100.000 VND/dây | DynaFlex – Mỹ |
Niti Super Elastic Trueform | 22.000 VND/dây | Jiscop – Hàn Quốc |
Một số câu hỏi liên quan đến dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng bị lỏng, dễ tụt phải làm sao?

Dây cung được gắn cố định giữa các rãnh mắc cài, tuy nhiên thỉnh thoảng dây cung cũng bị lỏng và tuột ra. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tay sạch để nhét dây trở lại trong rãnh.
Còn với những trường hợp dây cung bị tuột do bị mất dây thun đối với niềng răng mắc cài truyền thống hoặc bị tuột do gãy chốt tự động ở phương pháp mắc cài kim loại tự buộc thì sau khi nhét dây lại vào rãnh thì bạn hãy liên hệ với nha khoa để được đặt lịch khắc phục ngay nhé!
Dây cung niềng răng đâm vào má có nguy hiểm không?

Có nhiều trường hợp dây cung có thể sẽ bị cong hoặc di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu và chọc vào môi hoặc đâm vào má. Hiện tượng này hoàn toàn không nguy hiểm đến sức khỏe, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách:
- Bạn hãy sử dụng tăm bông để đẩy dây thép sao cho sát vào răng hoặc đến một vị trí thoải mái hơn.
- Hoặc bạn có thể dùng bấm móng tay đã được sát khuẩn sạch sẽ để cắt dây kim loại. Sau đó bạn đặt miếng sáp chỉnh nha đặt lên trên sợi dây đâm vào má.
Sau khi đã làm 2 cách trên nhưng vẫn thấy khó chịu, đau nhức thì bạn nên liên hệ ngay với nha khoa để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Có thể tự thay dây cung niềng răng tại nhà được không?
Câu trả lời là “KHÔNG”, bởi vì thay dây cung là 1 trong những kỹ thuật quan trọng và đòi hỏi kỹ thuật cao của người thực hiện. Bác sĩ sẽ phải điều chỉnh lực siết răng theo đúng phác đồ điều trị đã được lên sẵn, nếu lực siết yếu hoặc quá mạnh thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và kéo dài thời gian niềng lâu hơn.

Thay dây cung niềng răng có đau không?
Khi mới gắn dây cung, răng sẽ bị đau nhức và ê buốt do vẫn chưa quen với hệ thống mắc cài. Và mỗi lần thay dây cung cũng sẽ bị đau. Bởi khi thay dây cung mới, bác sĩ sẽ siết răng để tạo lực kéo nhằm điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Do đó, bạn sẽ cảm thấy ít nhiều bị đau nhức, khó chịu.
Tuy nhiên, tình trạng đau khi mỗi lần thay dây cung có thể tự thuyên giảm sau đó 2 – 3 ngày. Đối với những người có nền răng yếu, răng nhạy cảm thì cảm giác đau và ê buốt có thể kéo dài đến 1 tuần.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp Tất tần tật các thông tin liên quan đến các loại dây cung niềng răng về tác dụng, giá cả và một số vấn đề phát sinh khi sử dụng khí cụ này.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 090.511.2222 để được phản hồi nhanh nhất nhé!
Chúc bạn một ngày tốt lành!