Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt gồm mạch máu và thần kinh, nằm trong hốc tủy và được bao quanh bởi mô cứng của răng. Tủy răng có ở phần thân răng và chân răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng.

Tủy răng có cấu trúc khá phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi. Tủy răng được ví như tim, nhằm duy trì sự sống và sức khỏe cho răng.

Điều trị tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng là quá trình loại bỏ hết phần tủy bị viêm, bị chết của răng bị bệnh. Đây là một thủ thuật nhằm bảo tồn răng, khi răng có tổn thương về tủy mà không thể tự phục hồi hay điều trị phục hồi được. Đồng thời, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nên những biến chứng nặng hơn.

Những trường hợp cần điều trị tủy răng

  • Viêm tủy cấp
  • Viêm tủy mạn
  • Hoại tử tủy
  • Tổn thương lộ tủy
  • Bệnh lý vùng quanh chóp

điều trị tủy răng

Quy trình lấy tủy răng

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Bác sĩ khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, chụp phim X- quang các răng bị nghi nhiễm viêm tủy. Từ đó xác định được mức độ hư hại để đưa ra quy trình điều trị hợp lý

Bác sĩ sẽ thảo luận với khách hàng về kế hoạch điều trị và thời gian cụ thể.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê

Trước khi lấy tủy, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Sau đó gây tê cục bộ để giảm đau nhức, khó chịu cho khách hàng trong suốt quá trình điều trị.

Thuốc tê sử dụng với liều lượng phù hợp đảm bảo an toàn với sức khỏe bệnh nhân.

Bước 3: Đặt đế cao su

Bác sĩ tiến hành đặt đế cao su cách ly răng với nướu và khoang miệng. Điều này nhằm tránh thuốc điều trị rơi vào đường tiêu hóa hay đường thở gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đồng thời, nó còn giúp cho răng cần điều trị luôn ở môi trường khô, sạch.

Bước 4: Tiến hành lấy tủy

Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa và dũa chuyên dụng để tạo ống tủy. Sau đó hút sạch những mô tủy bị viêm bằng trâm tay hoặc trâm máy.

Sau khi bơm rửa ống tủy sạch sẽ, bệnh nhân sẽ được chụp phim X-quang để biết tủy viêm, vi khuẩn còn trong ống hay không.

Bước 5: Trám bít ống tủy và phục hình phần thân răng

Sau khi loại bỏ hoàn toàn tủy bệnh, buồng tủy và ống tủy được làm sạch, tạo hình phù hợp, các ống tủy sẽ được trám bít bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Khi hoàn tất quá trình điều trị tủy răng, phần thân răng sẽ được khôi phục lại hình dáng tự nhiên.

Cuối cùng là một chụp răng hay mão răng được thực hiện để che phủ toàn bộ thân răng để bảo vệ cho răng sau khi điều trị không bị nứt vỡ. Đồng thời đảm bảo về mặt ăn nhai cũng như kéo dài tuổi thọ của răng đã chữa tủy.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG

1. Khi nào nên lấy tủy răng?

Tủy răng là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể và là nguồn nuôi dưỡng cho răng khỏe mạnh. Khi tủy răng bị hỏng cũng đồng nghĩa với việc răng sẽ bị tổn thương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Dưới đây là một số trường hợp nên được thực hiện điều trị lấy tủy răng:

  • Sâu răng nghiêm trọng.
  • Răng bị mẻ, vỡ, tủy răng lộ ra, xương răng bị viêm nhiễm.
  • Răng bị đau nhức, có thể lan lên thái dương nhưng uống thuốc vẫn không thuyên giảm. Đặc biệt, những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm.
  • Răng bị ê buốt, nhạy cảm quá mức với những thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt.
  • Nướu bị thâm, sưng tấy không còn giữ được vẻ hồng hào khỏe mạnh như bình thường.
  • Xuất hiện những ổ mủ trắng ở dưới chân răng. Khi ấn tay vào có thể chảy mủ xung quanh chân răng. Tình trạng này nếu để lâu và không điều trị sẽ khiến hơi thở có mùi.
  • Bị chấn thương khiến răng bị mẻ, vỡ, lộ tủy răng.

2. Lấy tủy răng có đau không?

Hiện nay, với kỹ thuật nha khoa tiên tiến, lấy tủy răng được thực hiện dưới bàn tay của bác sĩ chuyên môn cao, máy móc nha khoa hiện đại và thuốc gây mê hiện đại. Vì thế nên, hầu hết bệnh nhân cho biết họ cảm thấy thoải mái trong quá trình phẫu thuật.

Tuy nhiên, trên thực tế lấy tủy răng có thể khiến răng nhạy cảm trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Đặc biệt, với các trường hợp răng bị đau, nhiễm trùng trước khi làm thủ thuật thì cơn đau sẽ xuất hiện.

Nhưng bạn có thể yên tâm, cảm giác khó chịu này sẽ được thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau theo đơn thuốc của bác sĩ. Hãy chú ý tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để tránh những biến chứng sau khi điều trị tủy răng nhé!

3. Thời gian điều trị tủy răng bao lâu?

Thời gian cho một ca điều trị tủy vào khoảng 1 – 3 lần hẹn và kéo dài từ 1 – 10 ngày. Trên thực tế, tùy vào tình trạng răng, phương pháp thực hiện, vật liệu và tay nghề của bác sĩ mà thời gian điều trị tủy có thể được rút ngắn hoặc kéo dài thêm.

4. Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?

Cùng với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, các phương pháp điều trị nha khoa cũng ngày càng hoàn thiện. Điều này giúp hỗ trợ quá trình lấy tủy răng được diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ và không gây đau.

Tuy nhiên, phương pháp lấy tủy răng cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Sau khi lấy tủy, các mạch máu nuôi răng bị ngắt sự kết nối nên răng sẽ yếu đi, răng giòn và dễ bị sứt mẻ. Do đó, sau khi điều trị tủy răng bạn cần phải bọc sứ cho răng để bảo răng một cách toàn diện.
  • Răng được điều trị tủy sẽ bị xỉn màu hơn so với các răng còn lại. Do đó, bọc răng sứ là giải pháp tốt nhất vừa bảo vệ răng khỏi tình trạng sứt mẻ vừa giúp cải thiện thẩm mỹ cho răng.
  • Tuổi thọ của răng sẽ giảm sau khi điều trị tủy. Vì vậy, bạn cần phải chăm sóc răng miệng thật kỹ.để bảo vệ răng tốt nhất.
  • Việc lấy tủy răng có thể ảnh hưởng đến xoang mũi. Khí từ vật liệu hay dụng cụ lấy tủy có thể thẩm thấu vào xoang mũi khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu khó chịu trong mũi. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm gặp và sẽ biến mất trong khoảng 1 – 2 tuần sau điều trị lấy tủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *