Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Người niềng răng cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình. Thời gian đầu tiên sẽ rất khó khăn khi phải tạm biệt những món khoái khẩu của mình. Tuy nhiên, những thay đổi mới trong việc ăn uống này lại rất tốt cho sức khỏe, giúp rút ngắn thời gian mang niềng. Để thuận tiện hơn cho việc xây dựng bữa ăn, dưới đây là một vài gợi ý thực đơn tốt nhất cho người niềng răng.

Điều kiện sức khỏe răng miệng đặc thù của người mang niềng

Hiểu rõ các vấn đề có thể xảy ra khi mang niềng sẽ giúp bạn điều tiết ăn uống của mình khoa học hơn. Cơ thể là một kết cấu thống nhất, dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp bạn nhanh chóng phục hồi mà còn đảm bảo được chức năng của các bộ phận khác nữa.

Thứ nhất, người niềng răng dễ mắc sâu răng hoặc viêm nướu/lợi hơn người bình thường. Lý do chính là từ bộ mắc cài/khung niềng của bạn. Khi được gắn trên bề mặt răng, lực cản sẽ tác động đến lớp men răng có thể gây mòn lớp men phủ. Khi điều này còn dễ dẫn đến thức ăn kẹt lại và gây cản trở các hoạt động vệ sinh của bệnh nhân. Tính axit trong miệng tăng cao tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.

Thứ hai, cấu trúc hàm lúc niềng đang được bộ khung cải tạo một áp lực để sắp xếp lại vị trí các răng. Vì thế, người mang niềng không được ăn đồ ăn quá cứng, dai hoặc dẻo. Khi răng vẫn đang hoạt động mạnh để nghiến thức ăn, cấu trúc hàm sẽ dễ bị dịch chuyển theo hướng không mong muốn.

Các từ khóa cho một chế độ ăn uống tốt của người niềng răng bao gồm:

  • Thực phẩm phải mềm, không quá dẻo, quá dính hoặc dai. Cần hạn chế được cử động nhai, nghiền, xé càng tới lực của hàm.
  • Không hoặc có ít đường để giảm khả năng mắc sâu răng.
  • Không tạo vết nhăn, ít cặn bám. Việc này sẽ giúp cho bạn vệ sinh dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Cung cấp đầy đủ nhóm chất: (1) Đường bột, (2) đạm, (3) béo, (4) các vitamin và khoáng như một chế độ thông thường.

1. Ăn sáng: Bánh mì mềm, ngũ cốc nấu nhừ

Bữa sáng là một bữa vô cùng quan trọng, nó cung cấp dinh dưỡng cho các hoạt động trong ngày của bạn. Bánh mì mềm hay các loại ngũ cốc nấu mềm có thể là lựa chọn cho người niềng răng. Các loại bánh mì ngậm có kết cấu bột mềm rất dễ khi ăn và cung cấp một lượng đường nhất định cho ngày mới. Nếu muốn đa dạng bữa ăn của mình, ngũ cốc nấu nhừ sẽ là một biến tấu khá khác cho bữa sáng nhanh gọn. Điểm cộng lớn của hai loại thực phẩm này là chúng no rất lâu, cực kỳ thích hợp cho học sinh và người trưởng thành.

2. Ăn trưa: Các món soup, canh hầm, rau củ quả, salad

Ưu điểm của các món soup và canh hầm là chúng rất đa dạng, tránh được cảm giác chán ăn của việc thay đổi chế độ ăn. Các món soup phổ biến gồm có soup cá, soup tôm, soup gà, soup rau củ quả cho đến soup nấm đầy đủ dinh dưỡng cho bạn. Nhiều gia đình có công thức riêng cho các món canh hầm rất ngon miệng. Miễn bạn đảm bảo chúng được ninh đủ lâu để đủ mềm. Một số gợi ý bao gồm canh bí đỏ hầm thịt bằm, canh gà hầm.

Các món ăn như trên có thể được chuẩn bị trước một ngày. Sáng hôm sau chỉ cần cho vào hộp và mang theo bên mình. Rất tiện cho ai phải ra ngoài làm việc.

Gợi ý thực đơn cho người niềng răngMón soup dinh dưỡng dành cho người niềng răng

Nếu có thời gian ăn uống thoải mái, bạn có thể thêm vào khẩu phần các món ăn từ rau củ quả luộc hoặc salad trộn. Chúng là nguồn vitamin và chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ miễn dịch và tiêu hóa của bạn. Chứa các loại thực phẩm này còn cực kỳ tốt cho da và giúp duy trì cân nặng rất tốt.

3. Ăn tối: Cháo dinh dưỡng, cơm mềm

Hầu như tất cả người mang niềng đều quen thuộc với các món cháo dinh dưỡng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới mang khung niềng, cảm giác cứng ở răng sẽ khiến bạn không thể nhai nuốt các món ăn nào khác. Cháo dinh dưỡng có thể được nấu từ thịt bằm, hải sản và rau củ, miễn chúng được xay nhuyễn hoặc nấu nhừ.

Người Việt Nam dường như không thể thiếu cơm trong bữa ăn. Sau một thời gian đầu, bạn hoàn toàn có thể ăn cơm trở lại bình thường. Dĩ nhiên vẫn tuân thủ tiêu chí mềm, dễ nuốt. Hãy tìm mua các loại gạo thấm, gạo dẻo và nấu hẳn nhiều nước một chút.

Cuối cùng, hãy tráng miệng với trái cây. Không chỉ đảm bảo về độ mềm, đối với trái cây, bạn cần chú ý đến lượng đường nữa nhé. Hãy ưu tiên các loại trái cây chín mềm và ít đường như chuối, táo, kiwi,…

4. Ăn nhẹ: Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua)

Sữa là nguồn cung cấp protein vô cùng dồi dào. Có thể bạn sẽ cần tới protein cho quá trình tái tạo tế bào mới. Lúc này, hãy nhờ tới việc bổ sung sữa. Trong những ngày đầu mang niềng, bệnh nhân có thể bổ sung vi chất bằng cách uống các loại sữa bột dinh dưỡng. Bạn cũng nên mang theo vài hộp sữa nhỏ để phòng khi thấy đói ở nơi làm, trường học hoặc trong các chuyến đi.

Gợi ý thực đơn cho người niềng răngSữa và các chế phẩm từ sữa cho người niềng răng

Tương tự sữa, các sản phẩm từ sữa cũng có cùng lợi ích. Sữa chua không đường là một món ăn nhẹ vô cùng tốt cho cơ thể và răng miệng của bạn. Thêm vào chúng một chút vịn trái cây chín mềm để tăng độ ngon miệng lên nhé.

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý bữa ăn cho người niềng răng. Vì niềng răng ngày nay đã rất phổ biến. Nhiều người còn kết nối với nhau để chia sẻ các tips, công thức nấu ăn tốt cho quá trình niềng răng. Bạn có thể tham khảo thêm trên các diễn đàn uy tín để bổ sung thêm vào chế độ ăn của mình nhé. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ các quy tắc đầu dòng về yêu cầu bữa ăn bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *