Hiện tượng ê buốt răng – Nguyên nhân & Cách điều trị

Hiện tượng răng ê buốt là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người. Mặc dù không quá nguy hiểm như các bệnh lý răng miệng khác nhưng nó vẫn gây phiền phức trong cuộc sống hằng ngày của khách hàng. Hôm nay, Rich Dental xin chia sẻ một vài nguyên nhân chủ yếu và cách điều trị hiện tượng ê buốt răng từ đơn giản đến phức tạp. Hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ê buốt răng

Ê buốt răng là hiện tượng các chiếc răng 6, 7, 8 bị đau buốt khi gặp phải các kích ứng từ bên ngoài như: Nhiệt độ (nóng/ lạnh), thức ăn (chua/ ngọt). Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng răng ê buốt thường gặp nhất là:

  • Mòn răng: Men răng là một lớp vật chất cứng, bao bọc bên ngoài ngà răng và tuỷ răng. Tình trạng mòn men răng là hiện tượng men răng bị mài mòn do ma sát hoặc hoá chất. Răng bị mòn sẽ nhạy cảm hơn mức bình thường, gây ê buốt răng.
  • Sâu răng: Đây là một bệnh lý răng miệng liên quan đến sự phá huỷ cấu trúc răng, bắt đầu từ men răng sau đó ăn sâu vào ngà răng và tuỷ răng. Răng bị ê buốt là dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng đã chạm đến ngưỡng cấp bách rồi.
  • Viêm tuỷ: Khi cấu trúc răng bị phá huỷ do chấn thương, bệnh lý… vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ tấn công vào tuỷ răng, gây viêm nhiễm. Răng bị viêm tuỷ có thể bị đau nhứt dữ dội ngay cả khi không bị kích ứng bởi ngoại lực.
  • Chấn thương: Răng hàm chịu một lực tác động rất lớn từ hoạt động ăn nhai vì thế rất dễ bị chấn thương như: Nứt, mẻ, vỡ men răng… việc mất đi một phần mô răng có thể làm cho ngà răng và tuỷ răng bị lộ ra ngoài gây ê buốt răng.
  • Viêm nướu: Đây là một bệnh lý răng miệng liên quan mật thiết đế sự tích tụ các mảng bám trên răng. Vi khuẩn có trong các mảng bám và độc tố do chúng tiết ra có thể khiến cho nướu răng bị kích ứng, sưng đỏ và viêm nhiễm. Từ đó, làm răng trở nên nhạy cảm hơn mức bình thường.
  • Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật: Khách hàng có thể bị đau buốt răng hàm, do thực hiện cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng không được đảm bảo.

>>> Tham khảo ngay: Cách xử lý cảm giác ê buốt sau khi tẩy trắng răng

Răng ê buốt ảnh hưởng như thế nào?

Tuỳ vào mức độ ê buốt của răng hàm mà sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hằng ngày. Răng hàm thuộc nhóm răng giữ chức năng ăn nhai chính, nếu gặp phải tình trạng thường xuyên bị ê buốt sẽ khiến người bệnh không thoải mái trong quá trình ăn uống. Hoặc nguy trọng hơn, nếu những cơn ê buốt kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ biếng ăn. Nhiều trường hợp còn khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này khiến cho cơ thể của bạn bị suy nhược, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn bộ cơ thể.

Ngoài ra, nếu răng bị ê buốt xuất phát từ nguyên nhân do bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu nhưng không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hay thậm chí là mất răng.

>>> Lưu ngay: Nhổ răng khôn có bảo hiểm y tế không? Chi phí bao nhiêu?

Phương pháp điều trị khi răng hàm bị ê buốt

1. Trường hợp răng bị ê buốt nhẹ

Trường hợp răng bị ê buốt nhẹ, thì các bạn có thể xoa dịu các triệu chứng bằng cách điều chỉnh lại chế độ chăm sóc – vệ sinh răng miệng hằng ngày:

  • Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có chứa Flour
  • Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh sử dụng lực quá mạnh
  • Kết hợp đánh răng với dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên răng.
  • Cần đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm có vị ngọt
  • Không nên đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm có tính acid cao như: Chanh, cam, nước ngọt có gas… nên súc miệng hoặc uống 1 cốc nước lọc để giảm lượng acid còn lưu lại trên răng.
  • Cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như: Sữa, bơ, bông cải xanh, hải sản… vào chế độ ăn uống hằng ngày để giúp cho hàm răng luôn được chắc khoẻ.
  • Hạn chế uống cà phê, bia rượu và sử dụng các chất kích thích
  • Không dùng răng để cắn các loại vật dụng có tính chất cứng.

2. Trường hợp răng bị ê buốt nặng

Phương pháp duy nhất để điều trị dứt điểm hiện tượng ê buốt răng là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa dưới đây:

– Nếu răng bị ê buốt do chấn thương hoặc mòn răng, tuỳ vào số lượng các mô răng bị mất, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp phục hình có thể là Bọc răng sứ hoặc Trám răng.

  • Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ mài cùi đi một phần men răng bên ngoài các răng cần điều trị. Sau đó, lắp cố định mão răng sứ đã được thiết kế đúng theo kích thước cung hàm của khách hàng.
  • Trám răng: Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vùng răng bị ảnh hưởng và lắp đầy vào các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu trám răng chuyên dụng (Composite).

– Trường hợp răng ê buốt do bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu, viêm tuỷ… bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật điều trị phù hợp.

  • Cạo vôi răng: Đây là kỹ thuật được chỉ định trong hầu hết các tình huống điều trị ê buốt răng. Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và cao răng bám chặt trên bề mặt răng, cả trên và dưới nướu.

>>> Tham khảo ngay: Quy trình lấy cao răng đúng chuẩn tại RICH DENTAL

– Trường hợp bệnh viêm nướu đã phát triển thành viêm nha chu, bác sĩ có thể phải kết hợp thêm các kỹ thuật nạo mủ, rạch abcess răng, đánh bóng mặt răng và xử lý mặt gốc răng… thì mới có thể điều trị dứt điểm được bệnh.

  • Điều trị nội nha: Thường được chỉ định cho các chiếc răng bị sâu, gây ảnh hưởng đến tuỷ răng. Bác sĩ sẽ lấy tuỷ răng hoàn toàn bằng các dụng cụ chuyên khoa. Sau đó bọc răng sứ để bảo tồn những chiếc răng còn lại trên cung hàm.
  • Nhổ răng: Đây là phương án cuối cùng, được bác sĩ chỉ định khi răng bị tổn thương quá nặng và không thể nào bảo tồn được nữa.

>>> Tìm hiểu ngay: Điều trị tủy răng bằng máy có tốt không?

Hi vọng bài viết này sẽ giúp khác hàng có được cái nhìn tổng quát hơn về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng ê buốt răng. Để hiểu rõ hơn bạn có thể liên hệ trực tiếp với Rich Dental qua hotline 090.511.2222 hoặc đến trực tiếp trung tâm để được bác sĩ kiểm tra thực tế tình trạng răng miệng và khắc phục kịp thời.

Rate this post

    Hãy để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn





    Bài viết liên quan