Việc chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống khi niềng răng rất quan trọng, bởi vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả niềng răng nhanh hay chậm, có thành công hay không. Để giúp các đồng niềng biết đâu là thực phẩm nên ăn và thực phẩm nên tránh, Rich Dental sẽ chia sẻ đến bạn những lưu ý về chế độ ăn uống đúng cách giúp đảm bảo dinh dưỡng khi niềng răng nhé! Hãy cùng theo dõi nào.
Chế độ ăn uống khi niềng năng cần chú ý gì?
Các món ăn dành cho người niềng răng
Việc lắp niềng răng không hề đau đớn như nhiều người đã từng nghĩ, tuy nhiên miệng và răng hàm của bạn có thể sẽ nhạy cảm hơn sau những ngày đầu mới niềng răng. Do vậy, khi ăn những thực phẩm có kết cấu dạng cứng có thể gây ra đau nhức và khó khăn. Lời khuyên từ bác sĩ tại Rich Dental là bạn chỉ nên ăn thức ăn dạng mềm trong vài ngày đầu.
Thực phẩm lý tưởng để ăn sau khi mới niềng răng, gồm có:
- Các loại thực phẩm được chế biến từ sữa như: Sữa chua, phô mai, bơ mềm các loại bánh…
- Các món ăn làm từ trứng (trong trứng có chứa vitamin D rất tốt cho răng miệng)
- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mền, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng mà không lo ảnh hướng đến quá trình nhai khi mới niềng răng.
- Các thực hiệm xốp, mền như: Ngũ cốc, các loại hạt, cơm nấu chín mềm
- Thực ăn được nấu chín: Cháo, súp, phở…
- Thịt nên được chế biến một cách cẩn thận, thái nhỏ
- Rau quả, các món luộc, hấp và các món nghiền.
- Trái cây: Táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố
>>> Xem ngay: Hôi miệng là gì? Các nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến
Niềng răng không nên ăn gì?
Có một số loại đồ ăn tưởng chừng như an toàn đối với những ai vừa mới niềng răng nhưng lại trở nên thiếu sai lầm vì chúng có thể gây kích ứng hoặc tạo ra cảm giác nhạy cảm cho răng. Chúng gồm những loại thực phẩm dính và cứng có thể làm hỏng dây hoặc làm cho khung tách ra khỏi răng.
Thực phẩm cần tránh ngay sau khi niềng răng, gồm có:
- Bánh cuộn hoặc bánh mỳ cứng
- Thịt tảng
- Đồ ăn cay nóng
- Kem lạnh
- Các loại trái cây có múi.

Khi niềng răng bạn cần tránh hoàn toàn với những món ăn nào?
Hãy lưu ý răng khi niềng răng, chính hàm răng của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm với tổn thương và va chạm. Vì vậy, bạn cần phải tránh hoàn toàn một số loại thực phẩm gây cảm giác nặng nề với hàm răng.
Thực phẩm cần tránh hoàn toàn với niềng răng, bao gồm:
- Các loại thực phẩm dai và dẻo như: Bánh nếp, bánh dày, xôi chiên, bánh mỳ có vỏ dai cứng
- Các món ăn giòn như: Khoai tây chiên, bắp rang bơ…
- Những loại thực phẩm cứng, khó nhai, cần khá nhiều lực như: Kẹo cao su, đá viên, xương, sụn…
- Các món ăn cần phải nhai nhiều như: Bắp ngô luộc, đù – cánh gà.
- Các món ăn quá nóng như: Lẫu, canh nóng… hoặc quá lạnh như: Nước đá, kem lạnh
- Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm và đồ uống có đường trong quá trình niềng răng. Bởi khi đường được trộn với nước bột của mình sẽ tạo ra một lớp màn dính bao phủ xung quanh răng. Tuy nhiên, để giải tỏa cơn thèm đồ ngọt thì hãy giới hạn bản thân khỏi một vài loại thực phẩm và đồ uống có chứa đường mỗi tuần.
>>> Tham khảo ngay: Địa chỉ niềng răng tại Tam Kỳ đẹp, chất lượng nhất (2022)
Cần phải làm gì khi dây trên mắc cài của bạn bị lỏng?
- Trong quá trình niềng răng, bạn cần phải thăm khám định kỳ với bác sĩ chỉnh răng để được điều chỉnh niềng răng. Bên cạnh đó, có các vấn đề khác có thể xảy ra như băng hoặc dây trên mắc cài bị lỏng hoặc đứt. Điều này chỉ xảy ra khi các bạn ăn thức ăn có chất kết dính hoặc giòn.
- Nếu các bạn có bất kỳ vấn đề nào với niềng năng, thì bạn hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ chỉnh nha ngay lập tức. Mọi điều chủ quan và trì hoãn chỉnh sửa có thể làm chậm thời gian điều trị của bạn hơn.
- Bạn tuyệt đối không được kéo hoặc cố gắng bẻ cong khung niềng. Bởi làm như vậy bạn có thể gây ra thương tổn lớn đối với hàm răng của chính mình mà thay vào đó bạn nên đặt một miếng bông ướt hoặc sáp chỉnh nha lên cạnh sắc cho đến khi bạn có thể liên hệ, gặp được bác sĩ chỉnh nha.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi đang niềng răng
- Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong quá trình đeo niềng răng. Hãy chắc chắn rằng các bạn đã đánh răng ít nhất 3 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải đánh răng có lông mềm. Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng để làm sạch những vị trí kẽ răng loại bỏ các hạt thức ăn từ giữa niềng răng và dây mắc cài.
- Bạn cần phải học các kỹ thuật nhai khác nhau thay vì nhai thức ăn bằng răng cửa thì bạn có thể dễ dàng nhai bằng răng hàm. Điều đó có thể ngăn ngừa sự ảnh hưởng tới niềng răng.
- Bạn nên đến phòng khám nha khoa để vệ sinh và kiểm tra thường xuyên.
Hi vọng với các lưu ý về chế độ ăn uống khi niềng răng ở trên đây sẽ giúp bạn có được hàm răng khỏe mạnh cho đến khi tháo niềng.
>>> Đừng bỏ qua: Các loại khí cụ niềng răng bạn nên biết