Niềng răng là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ cho những hàm răng bị vẩu, móm, mọc xô lệch, mọc chen chúc… Hiện nay, có 2 nhóm niềng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài với nhiều phương pháp khác nhau. Bài viết dưới đây, Rich Dental xin chia sẻ với các bạn một số loại hình niềng răng phổ biến và đang được yêu thích nhất hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé!
Một số loại hình niềng răng phổ biến & Kiến thức cơ bản cần biết
1. Phương pháp niềng răng mắc cài
Với phương pháp niềng răng thẩm mỹ mắc cài là các mắc cài sẽ được gắn cố định trực tiếp ở mặt ngoài của răng. Nhờ lực liên kết giữa các dây cung và mắc cài sẽ hỗ trợ kéo chỉnh tất cả các răng một cách từ từ giúp cho hàm răng trở nên đều và đẹp tự nhiên hơn.
1.1. Niềng răng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống được đánh giá khá cao về tính hiệu quả. Với niềng răng mắc cài kim loại hàm răng sẽ được cải thiện triệt để, đặc biệt với những tình trạng răng mọc lệch lạc, hô móm, khểnh… một cách hiệu quả nhất. Mắc cài kim loại được cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định (đây là loại thun có độ đàn hồi tốt và đảm bảo cho quá trình chỉnh răng được diễn ra liên tục và hiệu quả).
Hiện nay, loại hình niềng răng mắc cài kim loại có 2 dạng phổ biến là: Niềng răng mắc cài thường và niềng răng mắc cài tự buộc.
Trong đó, niềng răng mắc cài thường sử dụng dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài cho từng răng. Còn đối với niềng răng mắc cài tự buộc thì được thiết kế với nắp trượt giúp giữ dây cung trong mắc cài giúp giảm tối đa lực ma sát và thời gian niềng.
Ưu điểm:
- Thời gian hàm răng chỉnh đúng vị trí nhanh hơn
- Dây cài có nhiều màu sắc thích hợp cho trẻ em
- Chi phí rẻ nhất trong số các loại niềng răng mắc cài, riêng mắc cài vàng có thể mắc hơn đôi chút do vật liệu sử dụng.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ thấp hơn so với những loại còn lại
- Tuyệt đối tránh các loại thức ăn có thể dính vào niềng như: Đồ ăn cứng, kẹo dẻo…
- Mắc cài kim loại có thể gây kích ứng răng, nướu và má. Do vây, loại hình này không phù hợp với những ai bị dị ứng với kim loại.
1.2. Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ khá giống với niềng răng mắc cài kim loại. Chỉ khác duy nhất ở chỗ là mắc cài được chế tạo từ chất liệu sứ nha khoa cao cấp. Do vậy, màu sắc của mắc cài trùng với màu của men răng nên tính thẩm mỹ của phương pháp này là rất cao.
Niềng răng mắc cài sứ không hề bị đổi màu, tuy nhiên nếu các bạn đang mang niềng răng được làm từ mắc cài nhựa hoặc composite thì nó vẫn sẽ bị nhiễm màu. Ngay cả khi niềng răng mắc cài sứ thì những khu vực quanh mắc cài cũng có thể bị nhiễm màu, nhưng rất dễ dàng vệ sinh và làm sạch tại Rich Dental.
Ưu điểm:
- Vật liệu chế tạo được làm từ sứ nha khoa cao cấp có tính chịu lực tốt và rất khó để phá vỡ
- Các dây thun có độ đàn hồi cực cao
- Tính thẩm mỹ cao do chốt niềng răng bằng sứ trùng với màu răng tự nhiên, một số loại còn có dây thun và dây cung môi có màu trong suốt.
Nhược điểm:
- Thời gian niềng răng kéo dài hơn so với niềng răng mắc cài kim loại
- Mỗi chốt niềng răng lớn hơn một chút so với các loại khác
- Chi ph đắt đỏ hơn so với niềng răng bằng kim loại
>>> Bạn đã biết: Niềng răng mắc cài sứ có hiệu quả như mắc cài kim loại không?
1.3. Niềng răng mắc cài tự đóng
Loài hình này rất được ưa chuộng hiện nay, bởi chúng sở hữu những ưu điểm và tính năng vượt trội: Có một hệ thống nắp trượt hoặc cánh kim loại để đậy và giữa dây ở trong mắc cài; Dây sẽ được trượt một cách tự do trong rãnh mắc cài; Mắc cài và dây cung được thiết kế auto khiến khả năng bám dính cực tốt, giữ chặt dây cung cố định trong rãnh trượt.
Đây chính là bộ phận thay thế cho thun buộc như ở loại hình mắc cài cổ điển. Sự ổn định của mắc cài và dây cung tạo ra một lực kéo đều đặn giúp cho răng di chuyển đúng hướng và rút ngắn thời gian điều trị hơn so với các loại mắc cài cổ điển khác.
Ưu điểm:
- Giảm được lực ma sát nhờ vào dây trượt tự do trong rãnh mắc cài giúp cho bác sĩ nha khoa có thể điều chỉnh và kiểm soát lực cố định tốt hơn, sử dụng lực nhẹ hơn, dây ít bị biến dạng hơn.
- Thời gian đeo niềng ít hơn hẳn so với các loại hình khác
- Không cần đến bác sĩ để chỉnh thường xuyên.
Nhược điểm:
- Độ dày của mắc cài khá lơn dễ gây ra cảm giác khó chịu cho người sử dụng
- Hệ thống mắc cài đòi hỏi sự tinh vi trong thiết kế và sản xuất
- Chi phí mắc cài tự đóng cao hơn nhiều so với các loại truyền thống
- Đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao.
1.4. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (mắc cài trong)
Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (hay còn gọi là mắc cài trong) là một phương pháp chỉnh răng bí mật. Cũng khá giống với niềng răng mặt ngoài nhưng mắc cài mặt trong chỉ khác ở chổ là được dán ở mặt trong của răng.
Về cơ bản, niềng răng mắc cài mặt lưỡi thì người đối diện hoàn toàn không thể nhìn thấy vì phần mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Do vậy, để kiểm soát lực kéo, tăng lực cho mỗi giai đoạn cũng đều cần đến kỹ thuật đặc biệt và đòi hỏi thao tác phải chính xác. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả niềng răng mắc cài mặt trong tốt nhất thì bạn cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực niềng răng và đặc biệt là niềng răng mặt trong.
Ưu điểm:
- Niềng răng mắc cài mặt lưỡi có giá trị thẩm mỹ cao nhất, người đeo niềng không sợ bị người khác phát hiện. Đây là phương pháp niềng răng phù hợp nhất với những ai có tính chất công việc phải giao tiếp nhiều, đặc biệt là phụ nữ.
Nhược điểm:
- Chi phí của loại hình niềng răng mắc cài mặt trong cao hơn những loại khác.
- Gây khó chịu cho lưỡi trong những ngày đầu tiên mới gắn niềng.
>>> Tham khảo ngay: Răng hô nhẹ nên niềng hay bọc sứ có kết quả tốt nhất
2. Phương pháp niềng răng không mắc cài
2.1. Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Người sử dụng sẽ dùng chuỗi khay trong suốt trong quá trình niềng răng. Mỗi người sẽ có một bộ khay được thiết kế riêng biệt và duy nhất chuẩn với hàm răng của mình. Với phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign, người sử dụng có thể tự tháo lắp khay và cứ cách 2 tuần sẽ thay 1 khay. Điều này nhằm dịch chuyển răng từng chút một đến vị trí cố định mong muốn.
Ưu điểm:
- Invisalign có tính thẩm mỹ vượt trội với các khay được thiết kế vừa khít ôm lấy từng chiếc răng.
- Không có tình trang bị bung mắc cài hay dây cung như các loại niềng khác. Đồng thời, cũng sẽ không gây tổn thương cho má, nướu răng…
- Dễ dàng tháo khay niềng ra để vệ sinh và ăn uống.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.
- Mặc dù rất dễ tháo lắp, nhưng nếu tháo khay quá thời gian cho phép sẽ khiến kết quả điều trị bị sai lệch.
2.2. Niềng răng không mắc cài Clear Aligner
Đây là phương pháp niềng không mắc cài, bác sĩ nha kha sẽ sử dụng khay niềng Clear Aligner để di chuyển răng về đúng vị trí như mong muốn. Chúng khá giống với phương pháp Invisalign, Clear Aligner cũng có khay trong suốt nên người đối diện khó có thể nhận ra.
Ưu điểm:
- Sở hữu màu sắc trong suốt nên rất thuận tiện cho những trường hợp phải giao tiếp nhiều.
- Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng và quá trình vệ sinh cũng không quá khó khăn và giảm thiểu được các bệnh về răng miệng.
- Ngoài ra, các khay niềng được chế tạo từ nhựa nha khoa chuyên dụng. Do vậy, loại mắc cài này khá an toàn và thân thiện với cơ thể con người.
Nhược điểm:
- Chi phí thực hiện niềng răng không mắc cài Clear Aligner cao hơn so với các loại niềng răng mắc cài truyền thống.
>>> Đừng bỏ lỡ: Cách khắc phục tình trạng khớp cắn ngược cho trẻ em
Địa chỉ niềng răng thẩm mỹ tốt nhất, uy tín nhất
Niềng răng thẩm mỹ cần có một liệu trình và lựa chọn loại mắc cài phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi khách hàng. Tại Rich Dental, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn được đào tạo và có tay nghề nhiều năm kinh nghiệm với nhiều ca điều trị được khách hàng đánh giá tốt và tin tưởng.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa mới cung cấp trên đây sẽ giúp các bạn biết được một số phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Và từ đó, lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất và đạt được hiệu quả nhanh nhất.