nghien-rag-co-nieng-rang-duoc-khong

Nghiến Răng Có Niềng Răng Được Không?

Nghiến răng luôn là thói quen cần được loại bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng và đặc biệt là răng niềng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc nghiến răng có niềng răng được không? Phương pháp niềng răng nào tối ưu nhất cho người bị bệnh nghiến răng? Hãy cùng Rich Dental giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Như thế nào tình trạng nghiến răng

Ngiến răng là một hoạt động nghiến qua nghiến lại của cơ hàm. Đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc bởi sự giằng và đẩy của hàm dưới. Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, thói quen này đi kèm với tình trạng stress, căng thẳng, rối loạn khớp cắn, dị ứng và liên quan trực tiếp đến tư thế ngủ.

nghien-rag-co-nieng-rang-duoc-khong

Nghiến răng không thực hiện chức năng ăn nhai và gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng xấu lên chức năng của cơ, qua đó tác động lên khớp thái dương hàm. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến khớp cắn đều ảnh hưởng đến các cơ và khớp. Sai khớp cắn chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tật nghiến răng. Hậu quả của tình trạng này gây ra đau khớp thái dương hàm.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân rớt mắc cài khi niềng răng

Nghiến răng có niềng răng được không?

Theo các chuyên gia nha khoa thì bị nghiến răng hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bạn cần nói rõ với bác sĩ về tình trạng nghiến răng ở mức độ nặng hay nhẹ. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng do đâu. Từ đó tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Ví dụ như nếu bạn bị nghiến răng do căng thẳng, stress thì sẽ tránh những hoạt động áp lực lên trí não, khuyến khích giữ tinh thần thoải mái, ăn những món ăn bạn yêu thích, tập thể dục nhẹ, nghỉ ngơi điều độ…
  • Trong trường hợp bạn bị nghiến răng do sai khớp cắn, răng không đều thì có thể sẽ khuyến nghị sử dụng phương pháp niềng răng phù hợp. Đó chính là niềng răng không mắc cài, hay còn gọi niềng răng bằng máng trong suốt. Lúc này máng niềng răng vừa đóng vai trò siết răng, làm cho răng dịch chuyển cân đối hơn. Đồng thời được coi như là một máng chống nghiến, giúp giảm thiểu những tác động do tật nghiến răng gây ra.
  • Phương pháp niềng răng trong suốt sẽ cần phải thay 20 – 45 khay niềng, mỗi lần thay cách nhau khoảng 2 tuần, Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian vừa đủ để đảm bảo độ bền của khay niềng, chưa bị nứt vỡ do hành động nghiến răng gây ra. Do đó, niềng răng trong suốt là phương pháp tối ưu nhất đảm bảo tính hiệu quả khi bạn có thói quen nghiến răng lâu năm.

nghien-rang-co-nieng-rang-duoc-khong

Lưu ý khi niềng răng khi bị “tật” nghiến răng

  • Hãy giữ tinh thần thoải mái, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, lo âu.
  • Hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia,.. hay hút thuốc lá, bởi vì chúng có thể khiến cho tinh thần của bạn bị căng thẳng, gây ra tình trạng nghiến răng khi đang niềng.
  • Hãy đảm bảo đeo khay niềng ít nhất 22 giờ/ngày khi sử dụng máng niềng răng trong suốt. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng và hạn chế các tác động xấu của thói quen nghiến răng.
  • Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống đúng cách để tăng cường sức khỏe cho răng niềng
  • Khám răng theo lịch định kỳ để bác sĩ điều chỉnh, siết khí cụ chỉnh nha. Đồng thời, đánh giá tình trạng nghiến răng như thế nào để có cách khắc phục khác tối ưu hơn.
nghien-rang-co-nieng-rang-duoc-khong
Thiền giúp giảm căng thẳng, stress, lo âu

Mẹo hay chữa “tật” nghiến răng

Bạn có thể tham khảo các mẹo dưới đây để chữa tật nghiến răng hoàn toàn nhé!

Mẹo 1: Dùng đậu đen hầm muối

nghien-rang-co-nieng-rang-duoc-khong

Bạn hãy thực hiện như sau:

  • Đậu đen sau khi mua về hãy đãi thật sạch rồi ninh nhừ như nấu chè.
  • Khi đậu chín tới thì cho lượng muối vừa đủ vào và đảo đều.
  • Sau đó tắt bếp và để nguội
  • Dùng cả nước lẫn cái, Thực hiện đều đặn từ 2- 3/tuần thì tình trạng nghiến răng sẽ thuyên giảm.

Mẹo 2: Trị nghiến răng bằng pín heo

Pín heo hay còn gọi là tinh hoàn heo, đây được xem là bài thuốc trị nghiến răng cực kỳ hiệu nghiệm.

Bạn có thể luộc, xào, nướng hay ăn kèm với các loại rau như rau muống, rau thơm,… để tăng thêm hương vị của món ăn này. Pín heo không chỉ trị nghiến răng mà theo Đông y, món ăn này còn giúp tăng cường sinh lý cho nam giới nữa đấy.

Mẹo 3: Chữa nghiến răng bằng cách làm gối tàm sa

nghien-rang-co-nieng-rang-duoc-khong
Phân tằm khô

>>> Xem ngay: Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng bạn nên biết

Tàm sa, thực chất là phân của con tằm, hay còn gọi là tám mễ. Đây là vị thuốc được dân gian sử dụng nhiều, nhưng ngày nay không còn được biết đến nhiều. Hiện nay tại Việt Nam, tàm sa được thu thập, sắc lên để chữa phong thấp, đau khớp, chân lạnh, đau tê lưng. Tuy nhiên phân tằm khô còn có tác dụng khác là chữa bệnh nghiến răng.

Cách thực hiện: 

  • Phơi phân tằm cho khô
  • Lấy ruột làm gối cho những người mắc bệnh nằm.
  • Tuy nhiên gối này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Bạn cần phải thay ruột gối khi hết tác dụng.
  • Điều bất tiện, nếu bạn đi du lịch mà muốn không nghiến răng thì phải đem theo gối này để nằm.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề bị nghiếng răng có niềng răng có được không? Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ niềng răng hoặc chưa biết cách đeo niềng răng đúng cách, hãy liên hệ Hotline: 090.511.2222 để nhân viên tư vấn chi tiết nhé!

Rate this post

    Hãy để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn





    Bài viết liên quan