Đau quai hàm là hiện tượng phổ biến, mà rất nhiều người đã trải qua. Những cơn đau có thể kéo dài và gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau khi ăn, nói chuyện hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi, rất có thể bạn đang mắc phải bệnh đau quai hàm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý phù hợp.
Nguyên Nhân Gây Đau Quai Hàm
Viêm Khớp Thái Dương Hàm
Khớp thái dương hàm hoạt động liên tục trong cơ thể, giúp chúng ta ăn, nói chuyện và nhiều hoạt động khác. Viêm khớp thái dương hàm có thể gây ra những cơn đau ở khu vực gần tai. Những cơn đau này thường đi kèm với những cử động nhất định của hàm và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh này bao gồm:
- Đau xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mặt, thường bắt đầu nhẹ rồi sau đó tăng dần.
- Chức năng của hàm bị hạn chế, khó khăn trong việc mở miệng.
- Nghe thấy âm thanh lục cục trong khi cử động hàm.
- Cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.
- Cảm giác đau bên mặt do viêm kéo dài.
Loạn Năng Thái Dương Hàm
Loạn năng thái dương hàm thường xảy ra ít hơn so với viêm khớp, nhưng lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Theo thống kê, khoảng 10% dân số mắc phải tình trạng này. Triệu chứng chính bao gồm:
- Khó khăn trong việc mở miệng, cảm thấy đau khi nhai hoặc nói chuyện.
- Đau đầu, cơn đau có thể lan ra các khu vực xung quanh như cổ, tai.
Loạn năng khớp thái dương hàm
Sái Quai Hàm
Sái quai hàm thường xảy ra khi hàm mở quá rộng dẫn đến sự bất thường trong cấu trúc hàm. Mặc dù tình trạng này không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những cơn đau khó chịu.
Các dấu hiệu bao gồm:
- Cảm giác đau ở vùng tai, mặt, cổ.
- Đau khi cử động hàm.
- Nghe tiếng lục cụ của khớp khi nhai.
Mắc Bệnh Lý Về Răng
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, đau quai hàm cũng có thể do các bệnh lý về răng miệng như:
- Viêm nha chu, viêm nướu: Có thể gây ra cảm giác đau ở quai hàm trong trường hợp nướu bị viêm nặng.
- Mẻ răng, nứt, vỡ răng: Khi nhai, có thể làm tổn thương đến vùng quai hàm gây đau.
- Nghiến răng khi ngủ: Hành động này không kiểm soát trong lúc ngủ có thể gây ra cơn đau quai hàm.
Bệnh lý về răng ảnh hưởng đến quai hàm
Nên Làm Gì Khi Xuất Hiện Những Cơn Đau Quai Hàm?
Khi gặp phải tình trạng đau quai hàm, bạn không nên chủ quan mà hãy điều trị kịp thời. Một số giải pháp có thể áp dụng bao gồm:
Chườm Nóng/Lạnh
- Chườm nóng: Sử dụng nhiệt độ cao có thể giúp giảm đau và thư giãn các cơ.
- Chườm lạnh: Nếu có dấu hiệu sưng viêm, chườm lạnh giúp làm giảm viêm và đau.
Sử Dụng Thuốc Giảm Đau
Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol có thể giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xoa Bóp Án Huyết
Massge có thể giúp giảm đau hiệu quả bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau trong khoảng 5 – 10 phút.
Khám Nha Khoa
Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gia tăng mức độ, bạn nên đến thăm bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Một Số Lưu Ý Khi Đau Quai Hàm
- Tránh nằm nghiêng và đặt tay dưới hàm khi ngủ. Tư thế này có thể tạo áp lực lên khớp hàm.
- Hạn chế ăn những món quá dai hoặc dính.