Nhiệt ở lưỡi là một tình trạng phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Hiện tượng này không chỉ gây phiền toái mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Vậy nhiệt ở lưỡi là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách điều trị hiệu quả ra sao? Hãy cùng RichDental tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có thể tự tin chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân một cách tốt nhất.
Nhiệt ở lưỡi là hiện tượng gì?
Nhiệt ở lưỡi là triệu chứng gây đau đớn, xuất hiện các vết loét hoặc đốm trên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Những vết loét này rất thường gặp và có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Thông thường, các vết loét này sẽ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày và tự biến mất.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhiệt ở lưỡi thường liên quan đến việc rối loạn chức năng niêm mạc, có thể do virus gây ra hoặc do tổn thương trực tiếp tại vùng lưỡi.
Nhiệt ở lưỡi là tình trạng tồn thương thường gặp gây đau đớn
Các nguyên nhân khiến bệnh nhiệt ở lưỡi xảy ra
1. Do tổn thương thực thể ở lưỡi
Tổn thương thực thể ở lưỡi do va chạm khi ăn uống hoặc chải răng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt ở lưỡi. Việc ăn đồ cứng hoặc sắc nhọn, hay tác động từ các dụng cụ nha khoa không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc, từ đó dẫn đến triệu chứng này.
Khi nguyên nhân là do tổn thương, tình trạng nhiệt lưỡi sẽ giảm dần sau khi tổn thương hồi phục và không gây ra các triệu chứng kéo dài.
Nhiệt lưỡi thường do va chạm gây tổn thương
2. Do thực phẩm gây nhiệt ở lưỡi
Một số loại thực phẩm như trái cây có nhiều acid (dầu tây, chanh, cam) hoặc các món ăn cay, nóng cũng có thể gây kích thích niêm mạc miệng và dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt, những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị ảnh hưởng hơn.
Dưới đây là một số loại thực phẩm thường gây nhiệt ở lưỡi:
- Các loại trái cây như dâu tây, chanh, cam.
- Các món ăn cay, mặn, chiên hoặc nướng.
- Đồ uống chứa cồn như bia, rượu.
- Hạt cứng như hạt dưa, hạt hướng dương.
Thực phẩm gây nhiệt ở lưỡi
3. Do tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị như thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc thuốc điều trị ung thư có thể dẫn đến tình trạng nhiệt lưỡi. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa sodium lauryl sulfate cũng có thể gây kích thích niêm mạc.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể gây nhiệt lưỡi
4. Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Những người có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu bia đều có nguy cơ cao bị nhiệt ở lưỡi. Cùng với đó, các bệnh lý răng miệng khác như viêm nha chu, viêm nướu hay thậm chí là ung thư miệng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Hút thuốc và uống rượu bia có thể gây nhiệt ở lưỡi
5. Thay đổi hormone và căng thẳng
Thay đổi hormone trong cơ thể, cùng với tình trạng stress, căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ thể và gây ra tình trạng nhiệt lưỡi. Những người đang trong giai đoạn thay đổi hormone (như mang thai hoặc tiền mãn kinh) thường dễ gặp triệu chứng này hơn.
Căng thẳng gây nhiệt lưỡi
Những triệu chứng của bệnh lý ít gặp
Nhiệt ở lưỡi có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng như:
- Viêm gai lưỡi: Tình trạng viêm nhiễm gây đau đớn và khó chịu khi ăn uống sau thời gian ngắn tự khỏi.
- Tay chân miệng: Tình trạng viêm có thể gây sốt, nổi mẫn đỏ và vết loét ở lưỡi, khó nuốt.
- Bệnh lichen phẳng: Bệnh mãn tính g gây ra các mảng ngứa hoặc đau trên niêm mạc miệng.
- Hội chứng Behcet: Xuất hiện vết loét trong miệng, có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau mắt.
Bệnh lý ít gặp gây nhiệt lưỡi
Cách chữa trị hiện tượng nhiệt ở lưỡi
1. Sử dụng gel điều trị nhiệt miệng
Hiện nay, gel điều trị nhiệt miệng là phương pháp hiệu quả, giúp giảm đau và thúc đẩy hồi phục nhanh chóng. Gel có tác dụng làm giảm thời gian loét và phục hồi vùng miệng sau khi bị tổn thương.
Nhiệt lưỡi có thể điều trị bằng thuốc bôi giảm viêm đau
2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nhiều người có triệu chứng nhiệt ở lưỡi thường do vệ sinh răng miệng kém. Việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này và ngăn ngừa triệu chứng tái phát.
3. Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm không chỉ giúp vệ sinh khoang miệng mà còn làm giảm sưng viêm và đau do loét. Đặc biệt, nước muối có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm sạch vùng bị tổn thương.
Súc miệng nước muối giúp sát khuẩn, giảm sưng đau do nhiệt ở lưỡi
4. Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc kháng viêm tại chỗ như Fluocinonide, Beclomethasone hay Hydrocortisone hemisuccinate sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Các phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả an toàn và nhanh chóng
Chế độ ăn và cách phòng ngừa tái phát
1. Món ăn cho người nhiệt ở dưới lưỡi
Khi bị nhiệt ở lưỡi, việc ăn uống sẽ khó khăn hơn. Lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp bạn dễ dàng ăn uống và hạn chế tình trạng bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tiêu thụ:
- Các loại đậu: Như đậu đen, đậu xanh có tính mát, giàu dưỡng chất.
- Bột sắn dây: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp mát cơ thể.
- Các loại rau xanh: Cung cấp vitamin giúp nhanh hồi phục các tổn thương.
- Mật ong: Có tính sát khuẩn tự nhiên giúp làm dịu các vết loét.
Chế độ ăn uống lành mạnh là gì và làm thế nào để bắt đầu? – Thermomix Vietnam
2. Những thực phẩm nên tránh
Để không làm tình trạng loét ở lưỡi trở nên tồi tệ, cần tránh các thực phẩm sau:
- Trái cây chứa nhiều acid: Như cam, quýt, chanh, sẽ gây kích thích vị trí loét.
- Cà phê: Acid có thể gây kích thích mô nhạy cảm trong miệng.
- Thực phẩm cay nóng: Có thể làm nhiệt lưỡi thêm nghiêm trọng.
Cà phê là thực uống không tốt có thể gây ra nhiệt lưỡi thường xuyên
Cách phòng ngừa tái phát nhiệt ở lưỡi
Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt ở lưỡi, hãy áp dụng những biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu.
- Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng gây kích ứng.
- Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin.
- Uống đủ nước, ít nhất 2L/ngày.
Nhiệt ở lưỡi là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải. Các vết loét tuy không gây nguy hiểm nhưng thường gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Khi vết loét kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với RichDental qua thông tin bên dưới.