nho-rang-sau-cho-tre-em

Nhổ Răng Sâu Cho Trẻ Em, Cách Phòng Ngừa Răng Sau Ở Trẻ

Có rất nhiều bậc cha mẹ có con hiện đang bị sâu răng nhưng thường rất chủ quan không nghĩ đến việc là sẽ nhổ cái răng sâu đó đi hoặc không điều trị. Liệu răng cách này có phải là giải pháp tốt nhất và an toàn nhât không? Cùng Rich Dental đi tìm hiểu về Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ, có cần phải điều trị và nhổ răng sâu cho trẻ em bằng cách nào nhé!

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Sâu răng xảy ra khi mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày ăn mòn men răng và tạo lỗ sâu. Mảng bám răng là một chất dính bao phủ hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn, axit và nước bọt trong miệng. Sâu răng ở trẻ xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Bú bình thường xuyên vào ban đêm
  • Không khám răng định kỳ với nha sĩ

Yếu tố từ người mẹ: Các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu thì em bé cũng dễ bị khiếm khuyết men răng. Đó là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con khi trẻ còn nằm trong bào thai.
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: Răng sữa của trẻ có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn rất nhiều. Trẻ nhỏ lại hầu hết đều yêu thích bánh kẹo, nước ngọt…trong khi và ý thức vệ sinh răng miệng chưa tốt. Do đó, hàm răng của trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng sâu răng sữa.

nho-rang-sau-cho-tre-em-1

>>>>>Bạn có thể tham khảo thêm: Nhổ răng sâu hết bao nhiêu tiền

Có cần phải điều trị khi răng của trẻ bị sâu

Cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám, điều trị sớm khi trẻ có các dấu hiệu sâu răng sữa. Ở giai đoạn răng bé chưa bị sâu quá nặng, việc điều trị sẽ dễ dàng, bớt tốn kém hơn đồng thời bảo tồn được hàm răng cho bé. Răng sữa bị sâu không nhất thiết phải loại bỏ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng các răng và đưa ra phương án phù hợp:

  • Trường hợp răng sữa bị sâu mới chớm: Có thể dùng thuốc điều trị sâu răng, chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau.
  • Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng: Tùy vào vị trí và tình trạng bị sâu, nha sĩ có thể nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng, trám lỗ sâu để bảo tồn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bé
  • Trường hợp trẻ bị sâu răng quá nặng: Với các răng đã sâu quá nặng, không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa như trên, thông thường trẻ sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lây sang răng khác.

Nếu nhận thấy bé nhà mình bị sâu răng, đau nhức, ê buốt thì bố mẹ cần đưa bé đến Rich Dental để bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp và xem xét bé 5 tuổi có nhổ răng được không. Như đã nói, nếu bé thuộc giai đoạn thay răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng cho bé 5 tuổi để răng vĩnh viễn mọc lên được đều đẹp. Nhưng nếu không phải thì cần thực hiện điều trị bằng các phương pháp tái khoáng, trám răng để khắc phục. Tùy vào từng giai đoạn răng sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai phương pháp này.

Tái khoáng răng sâu

Đối với trường hợp mới chớm sâu thì cần thực hiện tái khoáng. Với bé 5 tuổi thì việc thực hiện tái khoáng để điều trị sâu răng hoàn toàn không gây đau nhức cho trẻ. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu Calcium, Phosphate, Flour để phủ lên lỗ sâu để phục hồi phần men răng bị mất, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.

Đối với các giai đoạn nặng hơn thì cần tiến hành lấy tủy răng, sau đó trám bít lỗ sâu cho bé để loại bỏ viêm nhiễm và vi khuẩn. Vật liệu trám được sử dụng là Composite có khả năng ngăn ngừa sâu răng tái phát

nho-rang-sau-cho-tre-em-3

Trám răng sâu cho trẻ

Trường hợp răng sâu xuất hiện những lổ hỗng, có đốm đen kèm theo đau nhức thì cần phải chữa tủy để loại bỏ những mầm răng bị viêm nhiễm. Sau đó, dùng vật liệu composite lành tính để trám lại, tái tạo hình dáng ban đầu của răng.

Đây được xem là phương pháp cần thiết để giữ răng, tránh việc tái phát lại gây đau nhức cho trẻ. Với công nghệ ngày càng tiến bộ thì những thao tác này cũng sẽ không gây quá nhiều đau đớn. Quá trình trám răng chỉ diễn ra 15-30 phút là hoàn thành.

Nhiều phụ huynh lo lắng việc chữa tủy sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn không ảnh hưởng. Mặc dù sau khi lấy tủy, răng sẽ không còn được nuôi dưỡng bởi các mạch máu nhưng vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai đến lúc thay răng và đặc biệt là giữ chỗ, định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Sâu răng sữa có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ sau này và khi lớn lên. Tuy nhiên, các bố mẹ có thể hoàn toàn giúp con phòng ngừa bằng những cách sau đây:

  • Chải răng với kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày
  • Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo, snack.
  • Ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn hoặc uống sữa.
  • Khám răng định kỳ cho trẻ mỗi 3-6 tháng.

nho-rang-sau-cho-tre-em-2

Hướng dẫn chế độ chăm sóc răng sữa cho trẻ

Mặc dù khi chưa có chiếc răng sữa nào thì phụ huynh cũng chú ý việc vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách dùng gạch rơ lưỡi và nướu cho bé.

Khi con lớn hơn một chút, răng sữa cũng đã hình thành thì hãy hướng dẫn, nhắc nhở và quan sát con đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải và kem đánh răng phù hợp.

Cần hạn chế cho con ăn các loại bánh kẹo ngọt, nước có ga, nhất là trước khi đi ngủ vì những thực phẩm này sẽ làm gia tăng vi khuẩn trong mảng bám gây sâu răng.

Sau những bữa ăn phụ nên nhắc con súc miệng lại với nước để hạn chế sự hình thành mảng bám.

Khi bé 1 tuổi, hãy đưa con đi nha sỹ để kiểm tra xem răng có mọc đều, bình thường hay có bị sâu răng không, việc kiểm tra sớm sẽ giúp bé có hàm răng đều và đẹp về sau.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc răng miệng sau về nhổ răng sâu, bạn hãy liên hệ trực tiếp cho Rich Dental qua hotline: 090.511.2222 để được giải đáp thắc mắc nhé.

Chúc bạn 1 ngày thật hạnh phúc ♥

5/5 - (3 bình chọn)

    Hãy để lại số điện thoại, bác sĩ sẽ gọi lại tư vấn cho bạn





    Bài viết liên quan