Niềng răng có đau không? Làm thế nào để giảm đau răng khi niềng? Hãy cùng Rich Dental tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây. Bên cạnh đó, bạn sẽ được biết 10 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả tại nhà. Cùng xem ngay nhé.
Niềng răng có đau không?
Câu hỏi đầu tiên mà mọi người khi có nhu cầu niềng răng đều hỏi đó là: Niềng răng có đau không? Niềng răng hô có đau không?. Xét về bản chất, niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa gắn lên răng, tạo lực để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn. Khi dây cung được siết sẽ tạo ra sự ma sát khiến răng bị ê buốt và đau nhức.
Vì vậy, với câu hỏi niềng răng có đau không? thì câu trả lời là có. Dù niềng răng mắc cài truyền thống hay niềng trong suốt Invisalign thì cảm giác đau vẫn xảy ra. Tuy nhiên, niềng răng đau ít hay nhiều phụ thuộc vào ngưỡng chịu đau của mỗi người.
Cảm giác đau khi niềng răng chỉ diễn ra trong một số giai đoạn nhất định. Khi bạn đã quen dần với khí cụ và lực kéo răng thì cảm giác đau sẽ không còn nữa. Vì thế, bạn không cần quá lo lắng việc “niềng răng đau kinh khủng” như những thông tin lan truyền trên mạng.
Niềng răng có ĐAU nhưng mức độ ĐAU phụ thuộc vào từng người và từng phương pháp niềng răng khác nhau.
Niềng răng đau nhất giai đoạn nào?
Niềng răng không phải lúc nào cũng đau mà nó đau theo từng giai đoạn. Và đau trong giai đoạn nào là tùy vào cảm nhận của mỗi người. Sau đây, Rich Dental sẽ thông tin đến bạn những giai đoạn có thể đau khi niềng răng:
Đau trước khi niềng răng
Đau răng trước khi niềng được thể hiện ở các giai đoạn sau:
- Điều trị tổng quát
Trước khi gắn mắc cài lên răng, bác sĩ phải đảm bảo hàm răng của bệnh nhân thực sự khỏe mạnh. Vì vậy, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh lý về răng miệng như điều trị sâu răng, viêm nha chu hoặc lấy cao răng.
Việc loại bỏ tất các các nguy cơ gây bất lợi cho răng trong quá trình niềng giúp việc chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất. Đối với những bạn có ngưỡng chịu đau thấp thì trong quá trình điều trị sẽ cảm thấy khá đau và ê buốt.
- Đặt Chun tách kẽ
Đặt chun tách kẽ là tạo ra một khoảng hở nhỏ khoảng 2mm để bác sĩ có thể dễ dàng đặt khâu vào. Việc này giúp tạo điều kiện để răng dịch chuyển. Quá trình đặt chun khiến nhiều người cảm thấy răng bị căng tức và vô cùng khó chịu. Nhiều người còn cho rằng đây là giai đoạn đau nhất khi chỉnh nha.
- Nhổ răng tạo khoảng trống răng di chuyển
Nhắc đến nhổ răng là mọi người đều bị “ám ảnh” với những cơn đau. Nhưng thực tế cảm giác đau này không quá lớn. Bởi hiện nay, nha khoa đã ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau và thuốc giảm đau tốt nên bạn có thể yên tâm. Cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người.
- Nong hàm
Nong hàm được chỉ định trong trường hợp cung hàm bị sai lệch hoặc cung hàm hẹp. Đối với nhiều người, nong hàm có thể gây đau đớn. Bởi các khí cụ có thể gây rá lưỡi hoặc khó chịu khi ăn uống.
Đau trong quá trình niềng răng
- Cắm minivis
Khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ bắt vít niềng răng vào xương hàm để tạo ra điểm neo chặn cố định tạo lực, giúp các răng còn lại dịch chuyển. Nghe đến đây chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc bắt vít niềng răng có đau không.
Thực tế, quá trình gắn minvis khiến nhiều người cảm thấy “thốn”. Tuy nhiên, nếu công đoạn này được thực hiện dưới bàn tay đầy kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa thì cơn đau sẽ giảm đi nhiều.
- Siết răng định kỳ
Khi niềng răng, bạn sẽ phải đến nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng niềng và thực hiện siết răng để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Việc điều chỉnh lực kéo khiến bạn cảm thấy đau. Nhưng cảm giác này chỉ diễn ra trong 2 – 3 ngày nên bạn không cần phải quá lo lắng nhé.
Làm gì để giảm đau khi niềng răng?
Như bạn cũng biết, bất kỳ can thiệp nào dù nhỏ hay lớn đều mang đến cảm giác đau và khó chịu cho cơ thể. Với niềng răng cũng vậy, dù ít dù nhiều bạn cũng sẽ phải trải qua cảm giác đau. Tuy nhiên, kết quả nó mang lại quả thật rất ngọt ngào. Vì thế, đừng chỉ vì lo ngại các cơn đau mà bỏ qua phương pháp điều trị tuyệt vời này nhé!
Để hạn chế các cơn đau nhức trong giai đoạn niềng răng, bạn có thể tham khảo một số phương án sau:
Lựa chọn mắc cài phù hợp
Nếu niềng răng truyền thống tạo ra lực ma sát lớn khiến bạn cảm thấy đau nhức nhiều thị bạn nên cân nhắc lựa chọn niềng răng bằng mắc cài thông minh hoặc niềng răng trong suốt Invisalign. Các phương pháp này sẽ hạn chế được cơn đau cho bạn đấy.
Chọn địa chỉ nha kha khoa uy tín
Bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng. Bởi nha khoa sở hữu bác sĩ có tay nghề cao cùng các thiết bị hỗ trợ hiện đại là những yếu tố giúp bạn có được quá trình chỉnh nha an toàn, hạn chế đau đớn. Nha khoa Rich Dental – Địa chỉ niềng răng uy tín hàng đầu Việt Nam. Phòng khám áp dụng kỹ thuật hiện đại giúp quá trình niềng răng của bạn diễn ra an toàn và ít đau nhất. Hãy đến và trải nghiệm ngay nào!
>>> Xem ngay: Bảng giá niềng răng mới nhất tại Rich Dental được cập nhật hôm nay
Niềng răng càng sớm càng tốt
Bạn nên niềng răng sớm khi các răng và xương hàm đang trong giai đoạn phát triển. Như vậy, việc kéo răng về đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn, rút ngắn thời gian niềng và giảm đau nhức. Nếu niềng răng ở tuổi càng cao thì việc di chuyển răng sẽ khó khăn hơn, cần lực tác động nhiều hơn nên sẽ gây cảm giác đau hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Khi niềng răng, bạn cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý và khoa học hơn. Bạn nên ăn các món ăn mềm như cháo, súp, đồ luộc, nước ép hoa quả,… Đặc biệt, bạn nên tránh xa các thực phẩm cứng hoặc giòn để giảm khó chịu, đau đớn.
10 Cách giảm đau khi niềng răng tại nhà hiệu quả
Việc đau nhức răng là điều không tránh khỏi khi niềng răng. Sau đây, Rich Dental sẽ mách bạn một số cách giảm đau tại nhà để giúp bạn giảm bớt sự khó chịu này. Hãy tham khảo ngay nhé!
Uống thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau là cách nhanh nhất giúp cải thiện các cơn đau nhức răng khi niềng. Thuốc giảm đau rất dễ tìm mua tại các trung tâm nha khoa và các tiệm thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, vì là thuốc nên bạn bắt buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và mua thuốc theo đơn bác sĩ kê.
Hơn nữa, bạn cũng cần uống theo liều lượng mà bác sĩ cho phép, không tự ý uống hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau. Bởi một số loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động động dịch chuyển của răng.
Thông thường, sau khi niềng răng, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc viên sủi Efferalgan. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi cấy vít niềng răng, nhổ răng trong quá trình niềng răng. Như vậy bạn sẽ không phải quá lo lắng sau khi niềng răng có đau không.
Sáp nha khoa
Sáp nha khoa là sản phẩm thường được dùng để giảm các cơn đau và khó chịu khi đeo khí cụ niềng răng. Sau khi gắn mắc cài, việc các mắc cài và dây cung cọ xát với môi, má, lưỡi là không tránh khỏi. Lúc này, các mô mềm sẽ bị tổn thương, gây nên các cơn đau nhức khó chịu.
Sáp nha khoa sẽ tạo một lớp ngăn cách mắc cài và các niêm mạc miệng giúp bảo vệ các mô khỏi những tổn thương. Từ đó, các cơn đau cũng sẽ được cải thiện.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách đơn giản mà bạn dễ thực hiện tại nhà để giảm các cơn đau niềng răng. Bạn chỉ cần cho những viên đá vào khăn bông hoặc một cái túi vải sạch và bắt đầu lăn tại vùng má có răng bị đau. Hơi lạnh của đá sẽ ngay lập tức làm đóng băng cảm giác đau ấy. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều và phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng đến răng.
Hoặc bạn có thể ngậm nước đá để giảm bớt cơn đau. Nhưng với những người răng nhạy cảm, ê buốt nặng thì không nên áp dụng cách này. Bạn có thể uống nước đá nhưng tuyệt đối không nhai đá nhé!
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có công dụng làm sạch khoang miệng, tăng đề kháng cho nướu, diệt khuẩn và giảm đau nhức. Bạn có thể tự pha nước muối ấm và súc miệng hàng ngày để giảm đau nhé! Hiệu quả lắm đấy!
Massage vùng nướu răng
Massage vùng nướu răng cũng là cách giúp hạn chế cảm giác đau nhức khi răng miệng làm quen với khí cụ. Cách massage nướu rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng ngón đã vệ sinh sạch sẽ nhẹ nhàng xoa bên ngoài để giúp lưu thông máu tốt, các mô được thoải mái.
Nhẫn răng lạnh
Nhẫn răng lạnh là phương pháp thường dùng để giảm các cơn đau, khó chịu trong thời kỳ mọc răng của trẻ. Nhưng thực tế, nó cũng có công dụng giảm đau cho người niềng răng đấy.
Bạn có thể để nhẫn răng vào tủ lạnh cho chúng đông lại, sau đó đặt trong miệng và nhai một cách nhẹ nhàng trong vùng miệng rồi từ từ di chuyển quanh từng vùng đau cho đến khi cơn đau giảm xuống.
Ăn các loại thức ăn mềm, loãng
Khi vừa mới niềng răng xong hoặc sau những lần siết dây cung bạn thường sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt. Do đó, thực đơn ăn uống của bạn nên chọn những loại mềm, loãng, dễ nuốt, ít sử dụng lực nhai như cháo, súp,…
Nếu bạn đang đau răng mà vẫn sử dụng những thực phẩm cứng hay dùng lực cắn xé nhiều sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, sự cọ xát giữa thức ăn và mắc cài, dây cung có thể làm hư hỏng khí cụ niềng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trong quá trình ăn uống, thức ăn rất dễ giắt vào mắc cài hình thành các mảng bám, gây các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Do đó, bạn cần phải giữa răng miệng luôn trong trạng thái sạch sẽ. Đây là cách đơn giản để ngăn ngừa và hạn chế các cơn đau răng tiềm ẩn.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng bàn chải dành cho người niềng răng và chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch răng. Thao tác thực hiện phải thật nhẹ nhàng, tránh bung tuột mắc cài gây ra đau nhức.
Hạn chế vận động mạnh
Hạn chế các hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh cũng là cách giúp bạn thoát khỏi các cơn đau khi mới niềng hoặc siết răng. Bởi các hoạt động vận động mạnh rất dễ làm tăng lực tác động lên khung hàm, khiến các cơn đau nghiêm trọng hơn.
Nghỉ ngơi và giữ trạng thái tâm lý thoải mái
Sau khi niềng hoặc siết răng, bạn cần có một thời gian nghỉ ngơi hợp lý và giữ một tâm lý thoải mái nhất. Như vậy, các cơn đau niềng răng sẽ trở nên đơn giản, dễ giải quyết hơn.
Review của một số khách hàng bị đau khi niềng răng
Ngô Thực
“Ở giai đoạn đầu khi niềng răng mình khá khó khăn bởi vì không quen + đau sơ sơ. Tuy nhiên, được 2 – 3 tháng mình bắt đầu quen dần và mọi chuyện như ăn uống đều diễn ra bình thường. Không còn thấy đau nữa.”
Minh Tâm
“Nói thật, lúc đầu mình cũng e ngại liệu sau khi niềng răng có đau không. Nhưng “trộm vía” mình không thấy đau gì lắm. Chỉ đau lúc đầu khi mới bắt đầu niềng răng thôi. Còn về sau khoảng 2 tháng là mình đã quen và thấy mọi việc bình thường. Không ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều.”
“Cái đau lớn nhất là không quen với việc đeo mắc cài nên khi niềng răng phải mất 2 tháng mới làm quen được.”
Ngọc Hương
“Niềng răng bị đau là bình thường vì mình có tìm hiểu trước rồi. Nhưng khoảng 2-3 tháng là mình quen và không thấy đau hay khó chịu gì nữa.”
Trên đây là những thông tin Rich Dental chia sẻ, hẳn bạn đọc đã biết được niềng răng có đau không cũng như cách giảm đau khi niềng răng. Hy vọng kiến thức này thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn sở hữu hàm răng khỏe đẹp cùng nụ cười rạng rỡ nhất.
Nha khoa Rich Dental – Địa chỉ niềng răng không đau uy tín
Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ niềng răng không đau uy tín, hiệu quả? Hãy đến ngay với Rich Dental. Đây là nha khoa được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Với nhiều chính sách ưu đãi cũng như chương trình khuyến mãi, Rich Dental luôn mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Ngoài ra ở đây còn có dịch vụ niềng răng trả góp dành cho các khách hàng chưa có khả năng trả hết trong 1 lần.
Mọi thông tin chi tiết hãy gọi ngay hotline của Rich Dental để được tư vấn, báo giá miễn phí nhé.
- Địa chỉ: 147 Phan Châu Trinh, Tam Kỳ, Quảng Nam.
- Hotline: 090.511.2222
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaRichDental
>>> Xem ngay để biết: Niềng răng có hôn được không?