Cắt lợi là một trong những phương pháp nha khoa an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này giúp bạn có nướu cường rực rỡ mà không ảnh hưởng đến răng thật. Đồng thời nó cũng giúp bạn hạn chế được những vấn đề răng miệng do lợi gây ra. Tuy nhiên, một số người lo lắng rằng cắt lợi sẽ diễn ra như thế nào? Chính vì thế, Nha khoa Richdental xin chia sẻ tới các bạn quy trình cắt lợi chi tiết và đạt chuẩn y tế trong bài viết dưới đây.
Quy trình cắt lợi là gì?
Quy trình cắt lợi (Cắt nướu) là một thủ thuật nha khoa phổ biến. Nó sẽ loại bỏ phần mô nướu dư thừa hoặc phát triển quá mức xung quanh răng. Phương pháp này không chỉ được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về lợi. Đồng thời còn được áp dụng trong nha khoa thẩm mỹ để cải thiện hình dáng nướu cười. Với mục đích thẩm mỹ, thủ thuật cắt lợi có thể khắc phục tình trạng nướu hở lệch. Hiện tượng xảy ra khi mô nướu dư thừa khiến răng trông ngắn và không cân đối. Từ đó mang lại sự tự tin cho bệnh nhân.
Phương pháp cắt nướu thường được nha sĩ khuyến nghị trong các trường hợp sau đây:
- Khi nướu bị viêm nhiễm kéo dài. Từ đó dẫn đến sự phì đại hoặc dư thừa mô nướu.
- Giai đoạn nghiêm trọng hơn của bệnh viêm nướu. Đây là khi tình trạng viêm lan rộng đến các cấu trúc xung quanh răng.
- Những túi nướu hình thành do viêm nha chu. Chúng chứa nhiều vi khuẩn và gây khó khăn trong việc làm sạch.
- Các tổn thương do tai nạn hoặc các tác động từ bên ngoài. Điều này theo thời gian khiến mô nướu phát triển không đều.
- Sử dụng các khí cụ chỉnh nha có thể dẫn đến tình trạng mô nướu dư thừa. Hoặc cần điều chỉnh để tạo không gian thuận lợi cho răng di chuyển.
- Những chiếc răng mọc lệch có thể gây áp lực lên mô nướu. Từ đó dẫn đến sự phát triển bất thường.
- Tình trạng răng và nướu không hòa hợp. Việc này sẽ khiến nướu mất cân đối.
Quy trình cắt lợi có nguy hiểm không?
Quy trình cắt lợi là một tiểu phẫu phổ biến và tương đối đơn giản trong lĩnh vực nha khoa. Quá trình này không xâm lấn vào cấu trúc răng. Nhờ đó đảm bảo an toàn cho khoang miệng. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín hoặc bác sĩ thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến những rủi ro không mong muốn, gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng.
- Hiện tượng sốc hoặc ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra. Lúc này có thể bệnh nhân dị ứng với thành phần trong thuốc. Hoặc khi bác sĩ sử dụng thuốc tê không đúng liều lượng. Biểu hiện bao gồm khó thở, nhịp tim tăng, chóng mặt, và mạch đập nhanh.
- Việc thực hiện kỹ thuật không đúng hoặc thao tác quá mạnh. Chúng có thể gây xâm lấn các mô nướu, dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Nó còn gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
- Nhiễm trùng nướu thường xảy ra khi quy trình phẫu thuật không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vô khuẩn. Điều này có thể dẫn đến viêm nhiễm, làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ biến chứng.
- Lời sống hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc tay nghề không vững, nguy cơ cắt nhầm phần lợi này là rất cao. Hậu quả có thể là vết cắt không đều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của nướu.
Quy trình cắt lợi có nguy hiểm không?
Quy trình cắt lợi đạt chuẩn y tế và chi tiết nhất
Bước 1: Khám và tư vấn ban đầu
Quy trình cắt lợi bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến hàm răng. Bao gồm cấu trúc, sự phát triển của lợi, và tình trạng của các mô mềm trong miệng. Bác sĩ sẽ phát hiện bất kỳ vấn đề nào về răng miệng. Ví dụ như viêm lợi, sâu răng hoặc các bệnh lý khác. Lúc này bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị các vấn đề nêu trên. Việc này nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định trước khi thực hiện phẫu thuật.
Sau khi bệnh lý đã được xử lý, bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị chi tiết. Trong kế hoạch này, bác sĩ sẽ xác định số lượng răng cần cắt nướu và tỷ lệ phần nướu cần cắt. Tất cả đảm bảo sao cho phù hợp với cấu trúc răng miệng. Đồng thời đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật cắt lợi. Bác sĩ tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng khoang miệng, bao gồm việc loại bỏ bọc cao răng và màng bám. Từ đó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tạo môi trường sạch sẽ. Đồng thời đảm bảo an toàn cho quá trình phẫu thuật. Sau khi vệ sinh khoang miệng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng lợi cần phẫu thuật. Vì vậy bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Bước 3: Tiến hành phẫu thuật cắt lợi
Khi bệnh nhân đã được gây tê, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành phẫu thuật cắt nướu theo kế hoạch đã đưa ra. Cắt nướu được thực hiện một cách chính xác. Thông qua đó tạo đường viền lợi thẩm mỹ và hài hòa với cấu trúc răng. Tỷ lệ phần nướu cần cắt sẽ được xác định sao cho phù hợp với hình dáng. Cùng với đó là chức năng của từng bệnh nhân. Tất cả đảm bảo kết quả thẩm mỹ cao. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bệnh nhân.
Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám
Sau khi hoàn tất quy trình cắt lợi, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng một lần nữa. Tại đây sát khuẩn kỹ lưỡng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng sau phẫu thuật. Trong đó bao gồm các phương pháp vệ sinh khoang miệng đúng cách, chế độ ăn uống hợp lý. Cùng với đó là những lưu ý trong việc theo dõi tình trạng vết mổ. Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám cho bệnh nhân. Từ đó theo dõi quá trình hồi phục và đánh giá kết quả điều trị.
Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám
Nên ăn gì và hạn chế sau quy trình cắt lợi
Thực phẩm nên ăn
- Sau phẫu thuật, các món như súp, cháo, ngũ cốc hoặc khoai tây nghiền là lựa chọn tốt nhất. Chúng không gây áp lực lên vùng lợi vừa phẫu thuật. Đồng thời cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết.
- Trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin A, C, E và khoáng chất. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương. Hãy ưu tiên các loại như bí đao, cà rốt, chuối, táo. Hãy xay nhuyễn hoặc ép lấy nước để dễ sử dụng.
- Sữa chua không chỉ giúp làm dịu cảm giác khó chịu ở vùng lợi. Nó còn hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch nhờ vào các lợi khuẩn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tiêu thụ ít nhất 2 hũ sữa chua mỗi ngày.
Nên ăn gì và hạn chế sau quy trình cắt lợi
Thực phẩm không nên ăn
- Các món cay nóng có thể gây kích ứng, làm tổn thương vùng lợi đang nhạy cảm. Thậm chí dẫn đến viêm nhiễm hoặc biến chứng. Những thực phẩm này được cho là có thể gây xuất hiện sẹo lồi. Hoặc làm mất sắc tố tự nhiên của lợi sau khi hồi phục. Vì vậy, người bệnh nên kiêng các món này trong suốt quá trình lành thương.
Trên đây là quy trình cắt lợi đạt chuẩn y tế và chi tiết nhất hiện nay. Cùng với đó là những lưu ý khi thực hiện để đảm bảo an toàn. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ Nha khoa Richdental theo thông tin bên dưới.