Nhiều người vẫn thắc mắc răng khôn mọc ở đâu, thời gian mọc lúc nào và chức năng của răng khôn là gì? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của Rich Dental sẽ giải đáp tất tần tật những thắc trên cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Răng khôn thường mọc ở đâu? Thời gian mọc khi nào?
Thông thường người trường thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm 8 chiếc răng cửa, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm trước (răng cối nhỏ), 8 chiếc răng hàm sau (răng cối lớn) và 4 chiếc răng khôn.
Trong đó, răng khôn là những răng là những chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm và chúng mọc vào độ tuổi trưởng thành (18 – 25 tuổi).
Răng khôn mọc tại vị trí số 8 trên cung hàm, nên có tên gọi khác là răng số 8, là chiếc răng hàm lớn thứ 3, mọc phía sau răng số 7, cuối cùng trong góc khoang miệng. Bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Kiểu mọc và vị trí mọc của răng khôn cũng vô cùng đa dạng, ví dụ như:
- Răng khôn không mọc: Có nhiều người khi đã quá độ tuổi trưởng thành nhưng vẫn không có dấu hiệu của những chiếc răng khôn. Khả năng lớn là những chiếc răng này sẽ mãi nằm yên dưới xương hàm
- Răng khôn mọc thẳng: Chỉ khoảng 10% số người sẽ có các chiếc răng khôn đều mọc thẳng, không xâm lấn sang các răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Đây là trường hợp răng khôn phổ biến nhất và được các nha khoa khuyên nên nhổ bỏ sớm khi chúng vừa mới mọc. Vậy tại sao phải nhổ bỏ những chiếc răng khôn này, mời các bạn xem kỹ những nội dung tiếp theo nhé!
Cấu tạo của răng khôn như thế nào?
Như các răng thông thường, răng khôn có cấu tạo bao gồm thân răng và chân răng. Phần thân sẽ nằm trên nướu và chân răng sẽ nằm sau dưới xương hàm, được giữ chắc chắn bởi các dây chằng nha chu. Chân răng của răng khôn thường không cố định, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 chân.
Mỗi chiếc răng khôn thường có 3 phần như sau:
- Lớp men răng,
đây là lớp ngoài cùng, bao bọc toàn bộ thân răng. Có cấu tạo từ 96% chất vô cơ, men răng rất cứng và có thể chịu được tác động mạnh. - Ngà răng. Đây là bộ phận chiếm phần lớn khối lượng răng, nằm trong men răng. Được câu tạo từ 70% chất vô cơ, 30% chất vô cơ + nước. Ngà răng không cứng bằng men răng, hơi xốp mềm và thường có màu vàng nhạt. Bên trong ngà răng có chứa các ống thần kinh nên sẽ có phần nhạy cảm hơn khi tác động bởi nhiệt độ hoặc lạnh từ bên ngoài.
- Tủy răng: Nằm sâu nhất ở thân răng, trong buồng tủy và ống tủy. Tủy răng là nguồn cung cấp sự sống để nuôi răng. Trong tủy răng có chứa các mạch máu, mạch hạch và dây thần kinh,.. Do đó, nên tủy răng không còn hoặc viêm nhiễm sẽ có nguy cơ bị mất răng và khiến các dây thần kinh bị tổn thương.
Chức năng của răng khôn là gì?
Theo các chuyên gia nha khoa thì răng khôn không có tác dụng gì trong chức năng ăn nhai hay nghiền nát thức ăn để đưa xuống dạ dày. Ngược lại, răng khôn còn có thể gây những bất lợi cho các răng xung quanh và làm cho người bệnh khó chịu và đau nhức bởi thời gian mọc và vị trí mọc của những chiếc răng khôn này.
>>>>>Mời bạn xem: Review nhổ răng khôn không sót chi tiết nào
Các bệnh lý phổ biến ở răng khôn
- Vì răng khôn mọc ở vị trí sâu trong cung hàm nên rất khó làm sạch, đặc biệt khi thức ăn bám vào những răng khôn mọc lệch, mọc ngang,.. Từ đó dễ gây ra tình trạng sâu răng.
- Biến chứng thường gặp nhất ở răng khôn chính là thời điểm mọc răng khôn. Lúc này tại vùng nướu sẽ bị sưng khi chiếc răng khôn mới nhú. Điều này gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, đôi khi còn khiến cho bệnh nhân cứng hàm và có mủ chảy ra. Do đó, nếu không xử lý đúng cách thì sự viêm nhiễm sẽ lây sang các vùng khác.
- Ảnh hưởng đến các răng xung quanh, đặc biệt là răng số 7. Các răng này dễ bị thương và lung lay, từ đó khiến cho dễ tấn công, gây sâu răng và viêm tủy răng.
- Ảnh hưởng đến các dây thần kinh vì răng mọc ngầm, mọc lệch chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra rối loạn cảm giác ở môi, da, phần niêm mạc và các răng xung quanh.
Có nên nhổ răng khôn hay không
Do răng khôn có rủi ro gây ra các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm, nên các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ bỏ răng khôn sớm nếu phát hiện răng có tình trạng mọc lệch, mọc ngầm. Tuy nhiên, bảo vệ răng thật tối đa là mục đích lâu dài nên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định giữ lại chiếc răng này để tìm cách điều trị hiệu quả.
Để xác định có nên nhổ răng không hay không? Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách chụp X-quang, thực hiện các xét nghiệm,.. sau đó mới đưa ra quyết định.
- Nếu răng khôn mọc thẳng chưa có những biểu hiện gây đau nhức hay khó chịu thì bạn vẫn sẽ tiếp tục giữ lại chiếc răng này.
- Ngược lại, nếu bạn cảm thấy ê buốt và nhạy cảm mỗi lần ăn nhai, chảy máu khi đánh răng hay miệng có mùi hôi khó chịu và xuất hiện các đốm sâu răng thì bắt buộc phải nhổ răng khôn để loại trừ các biến chứng khác có thể xảy ra.
>>>>>Bạn có biết: Sau khi nhổ răng khôn uống kháng sinh trong bao lâu?
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là cách chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để phòng ngừa bệnh sâu răng phát triển gây hại cho răng khôn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm cứng khiến cho răng bị lung lay dẫn đến đau nhức.
Hãy thực hiện thăm khám định kỳ ít nhất 2 lần/ năm để phát hiện bệnh lý kịp thời và trao đổi với bác sĩ có chuyên môn về quyết định cách điều trị cho răng khôn của bạn.
Nếu bạn còn những thắc mắc nào khác liên quan chiếc răng khôn và dịch vụ nhổ răng khôn không đau tại nha khoa Rich Dental, hãy gọi điện qua số Hotline: 090.511.2222 hoặc chat trực tuyến với nhân viên tư vấn bên góc phải màn hình để được giải đáp nhanh nhất và chính xác nhất.
Chúc bạn đọc một ngày thật là hạnh phúc ♥