Hiện nay, vấn đề sâu răng sữa đang báo động ở Việt Nam. Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan vì nghĩ rằng răng sữa sẽ tự rụng sau một thời gian. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng sau này. Vậy sâu răng sữa xảy ra do đâu? Điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ.
Tại sao không thể chủ quan việc răng sữa bị sâu?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ. Những chiếc răng này thường mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sau đó, răng sữa được hoàn thiện vào lúc trẻ khoảng 33 tháng tuổi. Từ 6 đến 11 tuổi, trẻ sẽ trải qua quá trình rụng răng sữa để thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Thông thường, việc rụng răng sữa và thay răng sẽ kết thúc vào khoảng 13-14 tuổi.
Răng sữa giúp trẻ nhận biết và hiểu rõ việc ăn nhai cũng như phát âm trong giai đoạn đầu đời. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng để sức khỏe đảm bảo. Từ đó, răng sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các răng vĩnh viễn ở đúng vị trí. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tuổi rất dễ mắc các bệnh lý về sức khỏe răng miệng, bao gồm sâu răng sữa do những thói quen sinh hoạt không hợp lý, như: ăn nhiều đồ ngọt, bú đêm, hoặc không vệ sinh răng miệng đúng cách.
Sâu răng sữa là hiện tượng răng bị vi khuẩn tấn công. Từ đó dẫn đến đau nhức, bóng mòn và phá hủy mô răng. Lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ. Các dấu hiệu nhận biết sâu răng ở trẻ bao gồm:
- Viền chân răng sữa xuất hiện chấm đen hoặc lốm đốm.
- Miệng trẻ có mùi hôi kéo dài.
- Xuất hiện lỗ sâu màu đen hoặc trắng trên thân răng.
- Trẻ có cảm giác đau ở răng sữa do phần lợi quanh răng bị sưng.
Nguyên nhân sâu răng sữa ở trẻ nhỏ
Sâu răng sữa do lây truyền từ mẹ sang con
Trong thực tế, một số bà mẹ mang thai mắc bệnh răng miệng khi sinh hoạt. Ví dụ như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Vi khuẩn từ những bệnh này sẽ tăng nguy cơ sinh non trẻ lên gấp đôi. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn này sẽ thấm thấu vào mạch máu. Lúc này vi khuẩn sẽ truyền trong mạch máu từ mẹ sang bé. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi khi sinh ra. Khi bị vi khuẩn xâm nhập thì trẻ sinh ra dễ gây khiếm khuyết về men răng. Trong đó nguy cơ bị sâu răng sữa xảy ra rất cao.
Lây truyền sâu răng từ mẹ sang con
Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
Nhiều cha mẹ thường chiều con trẻ những món bánh kẹo ngọt như phần thưởng. Tuy nhiên quá nhiều đồ ngọt chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ. Những loại bánh kẹo ngọt này sẽ chứa một lượng lớn đường bên trong. Khi trẻ nhai hoặc ngậm bánh kẹo thì đường sẽ bám chắc vào men răng. Từ đó vi khuẩn trong răng phát triển gây sâu răng ở trẻ. Nếu vệ sinh răng miệng không sạch theo thời gian sẽ gây nên tình trạng răng sữa bị sâu ở các bé.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Một số trẻ chưa được cha mẹ dạy cho cách chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách. Lúc này, những mảng bám không được chải sạch sẽ tích tụ cùng với vi khuẩn. Lâu ngày chúng sẽ tác động lên men răng và thâm nhập vào tủy răng. Lúc đó cấu trúc răng sẽ bị phá hủy làm tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ nghiêm trọng hơn.
Những thói quen không đúng khi vệ sinh răng miệng
Tác hại của việc để răng sữa bị sâu
Trẻ em bị sâu răng sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:
- Đau nhức do sâu răng gây ra khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Lúc này trẻ sẽ từ chối ăn uống. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
- Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi, sâu răng sữa có thể làm giảm khả năng nhai và nghiền thức ăn. Từ đó dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như đau bụng do không tiêu hóa tốt.
- Các răng sữa bị sâu nặng có nguy cơ rụng sớm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. Lâu dài ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
- Sâu răng sữa cũng ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ trong giai đoạn học nói.
- Ngoài ra, sâu răng còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm tủy và viêm chóp răng.
- Một số trường hợp, trẻ bị sâu răng sữa cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não và chỉ số IQ. Lúc này, khi sâu răng sữa, các động mạch não có thể bị thu hẹp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trí óc của trẻ.
Ảnh hưởng của sâu răng đến sức khỏe trẻ
Cách điều trị sâu răng sữa cho trẻ hiệu quả
Cách điều trị sâu răng sữa cho trẻ tạm thời
Nếu trẻ đang gặp tình trạng răng sữa bị sâu, dưới đây là một số biện pháp tạm thời có thể áp dụng tại nhà trước khi đưa trẻ đến nha sĩ:
- Nước muối ấm: Pha một cốc nước muối ấm để trẻ súc miệng và ngậm trong vài phút. Nước muối ấm có tác dụng giảm viêm nhiễm. Đồng thời làm dịu cơn đau hiệu quả.
- Dầu đinh hương: Với tính kháng khuẩn và chống viêm, dầu đinh hương có thể được sử dụng. Hãy cho trẻ ngậm một miếng bông gòn đã ngâm trong dầu này để giảm nhanh cơn đau.
- Lá trầu không: Giã nát 2-3 lá trầu không cùng với ít hạt muối, sau đó hòa với một ít rượu. Để hỗn hợp này trong 10 phút rồi gạn lấy nước. Chia thành 2 lần để trẻ súc miệng và nhổ ra.
- Gừng: Với tính kháng viêm, gừng có thể giúp giảm đau. Bạn có thể giã nát một vài lát gừng và đắp lên vùng răng bị đau.
Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ mang tính chất tạm thời. Đồng thời không thể điều trị triệt để tình trạng sâu răng. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, cần đưa trẻ đến nha sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự tư vấn và chăm sóc chuyên nghiệp.
Hãy hướng dẫn trẻ cách đánh răng hàng ngày một cách hiệu quả. Hạn chế tiêu thụ đồ ăn, bánh kẹo ngọt. Nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn để duy trì hàm răng khỏe mạnh.
Cách chữa sâu răng bằng gừng nước muối
Răng sữa bị sâu có nên nhổ hay không?
Với những trường hợp sâu răng sữa, cha mẹ không nên chủ quan. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn răng chưa bị nặng, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời giữ được hàm răng cho bé.
Răng sữa bị sâu không nhất thiết phải nhổ bỏ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng các răng và đưa ra phương án phù hợp:
- Trường hợp răng sữa bị sâu mới chớm: Có thể dùng thuốc điều trị sâu răng. Lúc này châm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau.
- Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng: Tùy vào vị trí và tình trạng bị sâu, nha sĩ có thể trám lỗ sâu để bảo tồn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bé.
- Trường hợp trẻ bị sâu răng quá nặng: Với các răng đã sâu quá nặng, không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa như trên. Thông thường trẻ sẽ được chỉ định nhổ răng sữa. Từ đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng khác.
Có cần phải nhổ răng sữa hay không
Cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ
Giai đoạn phát triển từ 2-4 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất ở trẻ. Vì thế, việc phòng ngừa răng sữa bị sâu cho trẻ nhỏ rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Dưới đây là những biện pháp cha mẹ có thể áp dụng:
- Áp dụng chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm thực phẩm như rau, củ, cá, tôm, và sữa. Đồng thời, hạn chế căng thẳng và stress. Từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của răng và hàm của trẻ.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày ngay từ khi răng sữa mới mọc. Cha mẹ có thể thực hiện bằng cách sử dụng nước muối ấm. Việc này giúp loại bỏ mảng bám và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Từ đó giảm nguy cơ sâu răng sữa.
- Giới hạn việc cho trẻ sử dụng đồ uống ngọt vào buổi tối. Khi trẻ đạt 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ uống nước lọc trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ ngậm đồ ăn hoặc đồ uống trong miệng. Vì điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với răng và lợi, gây ra sâu răng sữa.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng sữa, cần đưa trẻ đến nha khoa ngay để bác sĩ can thiệp kịp thời.