Không ít các trường hợp rớt mắc cài niềng răng khi đang trong quá trình chỉnh nha. Nhưng bạn có biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách khắc phục và phương pháp như thế nào chưa? Hãy cùng Rich Dental giải đáp tất cả các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!
Rớt mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?
- Giảm hiệu quả niềng răng
Mắc cài là một trong những khí cụ quan trọng nhất cần phải có trong quá trình niềng răng. Do đó nếu chẳng may trong quá trình đeo niềng mà bị rơi mắc cài thì sẽ gây ra gián đoạn lực xiết. Từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chỉnh nha.
- Dễ nuốt vào bụng
Khi các mắc cài này bị bung, rớt ra thì rất dễ rơi tuột xuống bụng trong lúc bạn không để ý. Bởi kích thước của mắc cài rất nhỏ nên khó có thể phát hiện ngay khi chúng bị tuột. Hơn nữa, nếu bạn đang ăn nhai thực phẩm thì mắc cài sau khi bị bung sẽ theo dòng thức ăn và trôi xuống bụng nhanh hơn.
Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm hại dạ dày do mắc cài được chế tạo từ vật liệu cứng chắc nên cơ thể người không thể tiêu hóa được. Ngược lại trong quá trình dạ dày co bóp và tiêu hóa thức ăn thì các góc cạnh của mắc cài sẽ gây ra tổn thương, xuất huyết và nhiễm trùng nặng.
Bên cạnh đó, khi mắc cài di chuyển trong cơ thể thì sẽ ma sát với thành đường ruột, từ đó dẫn đến tổn thương, nguy cơ thủng đường ruột rất lớn.
Nguyên nhân bung, tuột, rớt mắc cài niềng răng
Mặc dù mắc cài dính rất chắc ở trên răng do sự kết dính của keo nha khoa nhưng trong thời gian kéo dài niềng răng thì có không ít các trường hợp bung, tuột và rớt mắc cài niềng răng. Vậy nguyên nhân dẫn chính dẫn đến tình trạng này là gì? Cùng theo dõi nhé!
- Ăn đồ cứng, dai gây bung mắc cài
Các thực phẩm cứng, dai hay quá lạnh hoặc quá nóng thường là nguyên nhân chính dẫn đến việc bung mắc cài.
- Vệ sinh răng miệng sai cách
Nếu bạn sử dụng bàn chải có lông quá cứng hay lực chải quá mạnh cũng sẽ khiến các mắc cài dễ bị tuột và thậm chí còn làm tổn thương răng và nướu.
- Do va đập mạnh
Các tai nạn như ngã, va đập vào môi, cằm, miệng thì các mắc cài trên răng cũng sẽ bị tác động, từ đó mắc cài gãy và rơi ra.
- Do chất lượng của mắc cài
Dù là trường hợp hy hữu nhưng vẫn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bung mắc cài. Ngoài việc bung mắc cài thì khí cụ niềng có chất lượng kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn cần lựa chọn cơ sở nha khoa chất lượng trước khi quyết định niềng nhé!
>>>>Tham khảo về: niềng răng tháo lắp chi tiết nhất
Cách khắc phục tình trạng rơi, bung mắc cài
Khi bạn chẳng may bị rớt mắc cài trong lúc đeo niềng răng thì việc cần làm là tìm cách khắc phục ngay lập tức, nếu bạn để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng, gây kéo dài thêm thời gian không đáng có. Tùy vào 2 trường hợp dưới đây mà sẽ có cách xử lý khác nhau, cùng xem nhé!
- Rớt mắc cài ra ngoài, không nuốt
Nếu mắc cài đang có dấu hiệu lỏng thì bạn cũng nên hẹn lịch với bác sĩ nha khoa để tiến hành cố định và gắn lại mắc cài khác. Từ đó đảm bảo đúng tiến độ chỉnh nha đã lên theo lộ trình ban đầu.
- Lỡ nuốt mắc cài vào bụng
Khi bạn lỡ nuốt mắc cài niềng răng vào bụng thì bạn cần di chuyển ngay lập tức đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ tiến hành bỏ dị vật. Tuyệt đối không được tự ý lấy tay, dùng công cụ khác để lấy mắc cài kẹt tại cổ họng hay khoang miệng. Một điều chú ý nữa là bạn cũng không được uống nước, bởi vì nước sẽ làm dị vật trôi tuột vào trong ổ bụng, gây tổn thương các mô mềm bởi các góc của mắc cài. Điều này càng gây ra khó khăn cho bác sĩ.
Phòng tránh rớt tuột mắc cài niềng răng
Việc rớt mắc cài niềng răng là điều không ai mong muốn và còn gây ra rất nhiều nguy hiểm. Do vậy bạn cần chú ý thực hiện theo các điều dưới đây để phòng tránh việc rơi tuột mắc cài nhé!
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học
Sử dụng thức ăn mềm, dễ nhai và nên cắt nhỏ trước khi ăn. Nhai chậm, nhai kỹ là cách tốt nhất để giúp bạn tránh mắc cài bị bung.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng, vì nếu không kỹ thì sẽ khiến các thức ăn không được lấy ra hết hoặc nếu quá mạnh tay thì sẽ khiến tổn thương răng, nướu, mắc cài bị lỏng và dần dần tuột ra.
Bạn nên sử dụng bàn chải mềm, bàn chải kẽ với lực tay vừa phải để tránh bị bung mắc cài nhé!
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ ban đầu
Tay nghề bác sĩ và chất lượng mắc cài quyết định đến 70% trường hợp có tuột mắc cài hay không. Có rất nhiều người sau khi được bác sĩ gắn lại mắc cài vẫn tiếp tục bung sau đó, mặc dù đã làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không ăn đồ cứng hay bị va đập vật lý. Vậy nguyên nhân đến từ bác sĩ gắn mắc cài không chính xác, sử dụng keo kém chất lượng hoặc mắc cài đã cũ dễ bị bung. Những điều nhỏ này đều thể hiện đến trình độ, kinh nghiệm và trách nhiệm của bác sĩ đối với bệnh nhân của mình.
Do đó, việc tìm hiểu cơ sở nha khoa và bác sĩ kinh nghiệm là điều rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo nha khoa Rich Dental, được khách hàng lựa chọn là một trong những trung tâm niềng răng chắc tay, tận tình và hiệu quả. Đăng ký tư vấn qua số Hotline: 0905.112.222 để được giải đáp hoàn toàn Miễn phí và Nhanh nhất nhé!
Gắn lại mắc cài niềng răng có trả thêm tiền không?
Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì việc trả thêm phí gắn lại, thay mới mắc cài thì còn tùy thuộc vào nha khoa đó. Có một số trường hợp mà nha khoa thu phí khi gắn mắc cài như sau:
- Phụ phí bác sĩ khi gắn lại mắc cài cũ bị rớt
- Chi phí mắc cài mới khi bạn làm mất mắc cài cũ
- Miễn phí hoàn toàn kể cả mắc cài cũ hay mới
Do đó, bạn cần hỏi rõ bác sĩ và nha khoa vấn đề này để tránh mất tiền oan nhé!
Hy vọng với những thông tin quan trọng về trường hợp rớt mắc cài trên đây đã đem lại những kiến thức bổ ích và có cách xử lý phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng để lâu ngày ảnh hưởng đến kết quả niềng răng của bạn.
Theo dõi chúng tôi qua Fanpage: Nha khoa Rich Dental để biết được những thông tin bổ ích về niềng răng nhé!