Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Sâu răng là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà trẻ em gặp phải. Hiện tượng này không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sức khỏe răng miệng tổng thể của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về sâu răng ở trẻ em, cách phân chia giai đoạn tuổi, thời điểm mọc răng cũng như cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

1. Phân chia giai đoạn tuổi theo thế giới

  • Neonate: 0-4 tuần sau khi sinh
  • Infant: năm đầu tiên
  • Toddler: 1-3 tuổi
  • Child: 3-12 tuổi
    • Early childhood: 3-6 tuổi
    • Late childhood: 7-12 tuổi
  • Teenager: 13-19 tuổi

Hướng dẫn Chi tiết về Sâu Răng ở Trẻ Em và Cách Phòng NgừaHình ảnh sự phát triển răng miệng ở trẻ em

2. Lịch mọc răng sữa

Răng Hàm trên Hàm dưới
Răng cửa giữa 8 – 12 tháng 6 – 10 tháng
Răng cửa bên 10 – 14 tháng 10 – 16 tháng
Răng nanh 18 – 24 tháng 16 – 20 tháng
Răng hàm thứ I 16 – 20 tháng 14 – 22 tháng
Răng hàm thứ II 24 – 30 tháng 20 – 28 tháng

3. Lịch mọc răng vĩnh viễn

Răng Hàm trên Hàm dưới
Răng cửa giữa 7 – 8 tuổi 6 – 7 tuổi
Răng cửa bên 8 – 9 tuổi 7 – 8 tuổi
Răng nanh 11 – 13 tuổi 9 – 10 tuổi
Răng cối nhỏ thứ I 10 – 11 tuổi 10 – 12 tuổi
Răng cối nhỏ thứ II 10 – 12 tuổi 11 – 12 tuổi
Răng cối lớn thứ I 6 – 7 tuổi 6 – 7 tuổi
Răng cối lớn thứ II 12 – 13 tuổi 11 – 13 tuổi
Răng cối lớn thứ III (răng khôn) 17 – 31 tuổi 18 – 25 tuổi

Lưu ý: Có thể có sốt khi mọc răng, răng có thể mọc sớm hay muộn từ 3 – 6 tháng và răng mới mọc có thể sẽ bị ảnh hưởng ngay hàng, hở kẽ.

4. Sâu răng ở trẻ em

Hướng dẫn Chi tiết về Sâu Răng ở Trẻ Em và Cách Phòng NgừaHình ảnh sâu răng ở trẻ em

Răng Hàm trên
1 5%
2 10%
3 50%
5 75%

Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ thường xuất hiện trước tuổi đến trường (thường ở vùng thiếu Fluor). Khi trẻ có răng hỗn hợp khoảng 6-12 tuổi thì sâu răng thường tiến triển nhanh hơn.

Sâu răng là bệnh nhiễm trùng, răng bị phá hủy do vi khuẩn sinh acid trong mảng bám. Đây là một quá trình động, nên trước giai đoạn tạo thành lỗ sâu, sâu răng có thể phục hồi (lành thường). Bệnh sâu răng do đa yếu tố gồm môi trường, hành vi, di truyền. Sâu thường phân bố ở các cấu trúc giải phẫu (hố rãnh); mặt tiếp cận, mặt bên thì có xu hướng về phía ngược và về phía xa, hay sâu răng mặt đối diện. Sâu mặt tiếp cận tiến triển dễ hơn sâu răng mặt nhai, răng có hố rãnh thì dễ bị sâu hơn.

Diễn tiến:

Sâu men: không đau.
Sâu ngà: đau khi có kích thích.
Viêm tủy: đau tự phát.

Hậu quả:

– Đau, sưng, nhiễm trùng tại chỗ: áp-xe, viêm quanh chóp răng…
– Nhiễm trùng toàn thân: viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm thận, nhiễm trùng huyết… Tử vong.
– Tốn kém và thời gian.

Phòng ngừa bệnh sâu răng:

– Chải răng thường xuyên, đúng cách, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa ở vùng răng tiếp xúc.
– Dinh dưỡng tốt – ăn uống cân bằng và hợp lý.
– Dùng fluorin để phòng ngừa sâu răng (theo chỉ định của nha sĩ).
– Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần.

ECC (Early childhood caries) là dạng sâu răng lan nhanh, thường thấy ở răng sữa (trẻ dưới 3 tuổi).

Tình trạng sâu răng xảy ra loạt thường do lúc nhũ nhi bú bình kéo dài khi ngủ với các loại thức uống: sữa bò, sữa mẹ, sữa bột, nước trái cây, nước ngọt…

Giai đoạn sớm: biểu hiện đốm trắng. Sau đó sẫm màu dần, có thể bị mất lớp bảo vệ hoặc tạo lỗ và cuối cùng gây nhiễm trùng do răng hoại tử.

Dự phòng:

  • Làm sạch miệng với gạc.
  • Không nhúng núm vú giả vào đường, mật ong.
  • Chải răng ngay khi mọc răng.
  • Khám răng trẻ thường xuyên.
  • Không để trẻ ngậm bình sữa lúc đi ngủ.
  • Đi khám răng ngay lúc phát hiện đốm trắng hoặc đổi màu răng.

Tại sao phải chữa răng:

Để tránh đau, không nhiễm trùng, tăng trưởng & phát triển bình thường, phát triển phát âm thích hợp, thẩm mỹ & tự tin.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và chuyên sâu về chăm sóc răng miệng cho trẻ, hãy truy cập website richdental.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *