Sâu răng là một cách khác để nói về răng bị hư. Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối sống – thực phẩm mà bạn ăn, cách chăm sóc răng miệng của bạn hay nồng độ flour có trong nước và kem đánh răng. Hãy cùng Rich Dental (Richdental.vn) tìm hiểu ngay nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh sâu răng mà bạn cần biết qua bài viết dưới đây nhé!
Sâu răng là gì?
Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công trực tiếp vào cấu trúc răng, gây nên những tổn thương trên bề mặt răng. Biểu hiện đầu tiên là sự xuất hiện những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân của răng, điều này khiến cho người mắc phải sâu răng thường đau nhức răng, khó chịu.
Quá trình hình thành và phát triển sâu răng
Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi mà cần phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông rồi đến lớp sâu của răng.
- Giai đoạn 1. Xuất hiện các đốm trắng
- Giai đoạn 2. Sâu men răng: Lúc này vi khuẩn sâu răng đã tạo thành một vùng tổn thương rõ rệt trên bề mặt răng, thường có màu răng nâu hoặc đen. Khi ăn các loại thức ăn có tính nóng hoặc lạnh người bệnh sẽ có cảm giác bị ê buốt và hơi đau nhức răng (hàm).
- Giai đoạn 3. Sâu ngà răng: Tiếp tục sâu răng vẫn phát triển, ăn sâu vào bên trong nhằm phá hủy phần ngà răng, dần dần đến tủy và gây cảm giác đau nhức dữ dội, liên tục. Bây giờ, là những lỗ hỏng sâu răng đã xuất hiện.
- Giai đoạn 4. Viêm tủy: Thật rất tồi tệ nếu bạn không điều trị ngay bệnh sâu răng khi ở giai đoạn 3 vì để bệnh phát triển đến giai đoạn viêm tủy là đã rất nguy hiểm rồi. Bởi tủy bị viêm nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến nhiễm trùng gây ra áp xe răng, viêm xương hàm… tệ hại hơn cả là không thể giữ được chiếc răng, bắt buộc phải nhổ răng.
>>> Tham khảo ngay: Chữa tủy răng và Những điều cần biết về tủy răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ em và người trưởng thành
1. Do vi khuẩn:
- Vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Sau khi ăn nếu bạn không vệ sinh răng miệng thì 15 phút sau các mảnh vụn của thức ăn thừa bám trong kẽ răng sẽ bị biến thành Axit. Axit sẽ ngấm vào các vị trí trũng trên bề mặt chiếc răng gây phá hủy men răng và cấu trúc răng, tạo nên những lỗ hổng.
- Vi khuẩn Streptococcus Mutans luôn được hiện diện ở môi trường bên trong khoang miệng của tất cả mọi người. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (1 thành phần có trong nước bột), những chất có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng.
2. Do thưc ăn:
- Cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào để sinh sôi nhất là thức ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt… mà không đánh răng trước khi đi ngủ. Nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không cạo vôi răng định kỳ cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
3. Do kết cấu răng:
- Hàm răng không bị nứt nẻ, mọc thẳng hàng, không có khuyết điểm, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa cao là các yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn đấy nhé!
4. Do chăm sóc răng miệng:
- Răng cần phải được làm sạch thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu không thực hiện đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển có thể gây nên những biến chứng nặng nề hơn.
- Hơn nữa, việc đánh răng không đúng cách không những ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập mà còn có thể gây tổn thương nướu (lợi). Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh viêm nướu răng.
>>> Tìm hiểu ngay: Phương pháp làm trắng răng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh sâu răng tận gốc
1. Đối với trường hợp sâu răng nhẹ
Với mục đích bảo tồn răng thật một cách tối đa nhất và đảm bảo răng được khỏe mạnh mà không gây ra bất kỳ sự thương tổn nào cho người bệnh.
- Tái khoáng phần bị sâu: Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn. Sử dụng dung dịch gồm các chất Cacium, phosphate, florinee đổ vào vị trí chiếc răng bị sâu. Phương pháp này cần được áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi, làm cho khu vực này ngừng phát triển.
- Dùng thuốc điều trị: Đây là phương pháp chỉ sử dụng cho những chỗ sâu của chiếc răng hàm nhai phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
2. Đối với trường hợp sâu răng nặng
Điều trị sâu răng thì phần mô răng cần phải được loại bỏ triệt để bằng những thủ thuật nha khoa. Nếu tình trạng răng sâu đã gây ảnh hưởng đến tủy răng thì cần phải thực hiện lấy sạch những ổ tủy bị viêm để tránh gây ra nhiều biến chứng khác như: Viêm chân răng, áp xe răng… Và sau đó, sẽ sử dụng loại vật liệu trám hoặc bọc răng sứ để chỉnh hình dáng ban đầu và chức năng ăn nhai tự nhiên của răng.
>>> Lưu ngay: Địa chỉ bọc răng sứ tại Quảng Ngãi đẹp, uy tín, chất lượng (2022)
Qua đây bạn có thể thấy được rằng bệnh sâu răng là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu như bạn xem thường và không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, để sở hữu một hàm răng chắc khỏe bạn cần phải thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học.