Thun liên hàm là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần sử dụng nó trong lộ trình chỉnh nha của mình. Vậy thun liên hàm khi niềng răng là gì? Tác dụng của nó ra sao và những trường hợp nào cần sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết những thông tin xoay quanh thun liên hàm.
1. Thun liên hàm khi niềng răng là gì?
Thun liên hàm khi niềng răng thường có hình dạng như một dải thun nhỏ, được thiết kế đặc biệt với độ đàn hồi cao và nguyên liệu an toàn để có thể được sử dụng trực tiếp trong khoang miệng.
Thun sẽ được bác sĩ gắn nối giữa các mắc cài trên hàm trên và hàm dưới, tạo lực kéo giúp răng di chuyển đúng vị trí mong muốn. Vị trí gắn thun cũng khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể gắn vào mắc cài trên cả hai hàm hoặc chỉ một hàm.
thun-lien-ham-khi-nieng-rang-1
Thun liên hàm khi niềng răng giúp tạo lực kéo ổn định cho răng.
Có nhiều loại thun liên hàm được sản xuất từ các chất liệu khác nhau, phù hợp với tình trạng và cấu trúc răng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cụ thể về loại thun cần sử dụng.
Không giống như các dụng cụ khác như dây cung hay mắc cài, thun liên hàm có tính linh hoạt trong việc sử dụng hay không, tùy thuộc vào các biện pháp điều trị cụ thể mà bác sĩ đã chỉ định.
2. Khi nào cần sử dụng thun liên hàm?
Thun liên hàm khi niềng răng có chức năng chính là giúp khớp cắn hòa hợp giữa hàm trên và hàm dưới để đảm bảo chắc chắn nhất, hỗ trợ cho hệ thống dây cung và mắc cài hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi cần giữ cho răng khểnh hay răng mọc lệch về đúng vị trí, thun liên hàm cũng sẽ hỗ trợ giúp răng di chuyển nhanh chóng và đúng đắn nhất.
Thun liên hàm thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như:
- Răng khểnh thông thường
- Răng mọc quá cao trên xương hàm
- Răng mọc lệch ra khỏi khuôn hàm
- Răng mọc chìa (cả trước và sau)
- Khớp cắn không ổn định
thun-lien-ham-khi-nieng-rang-2
Thun liên hàm hỗ trợ việc điều chỉnh vị trí của răng khểnh.
Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám sớm và chụp X-quang chi tiết toàn bộ khuôn hàm, từ đó sẽ tư vấn cho bạn quy trình niềng răng phù hợp và cần sử dụng thun liên hàm hay không.
3. Đeo thun liên hàm trong bao lâu?
Thời gian đeo thun liên hàm khi niềng răng sẽ khác nhau giữa từng người. Nếu khớp cắn của bạn ổn định thì chỉ cần đeo thun một thời gian ngắn (khoảng vài tuần), tuy nhiên nếu khớp cắn không ổn định, bạn sẽ phải đeo thun liên hàm trong suốt quá trình niềng răng.
Thời gian bắt đầu đeo thun và tổng thời gian đeo thun sẽ được bác sĩ thông báo với bạn sau khi khám trực tiếp.
Dù thời gian đeo thun kéo dài như thế nào, bạn vẫn cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu trong một ngày. Thời gian đeo thun lý tưởng nhất là 20 giờ mỗi ngày, vì vậy bạn sẽ cần phải đeo nó ngay cả khi ngủ và chỉ tháo ra khi ăn uống mà thôi.
thun-lien-ham-khi-nieng-rang-3
Thời gian đeo thun cần đảm bảo ít nhất 20 giờ mỗi ngày.
4. Đeo thun liên hàm khi niềng răng có đau không?
Mỗi khi liên quan đến niềng răng đều khiến mọi người lo sợ về sự đau đớn mà nó có thể mang lại. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đeo thun liên hàm không gây ra cảm giác đau đớn như khi bạn đeo dây cung. Trên thực tế, việc đeo thun liên hàm sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu, đặc biệt là trong những ngày đầu.
Tùy vào cơ địa, sức khỏe, tuổi tác và mức độ đau của từng người mà cảm nhận sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về cơn đau vì chỉ cần kiên trì đeo thun trong thời gian ngắn thì cơn đau sẽ tự mất đi.
Trong thời gian đeo thun, bạn có thể thực hiện chăm sóc miệng hoặc chườm nóng bên ngoài để giảm cảm giác đau nhức trong những ngày đầu. Ngược lại, việc tháo thun ra khi đau nhức hay khó chịu sẽ làm kéo dài thời gian niềng răng của bạn và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
thun-lien-ham-khi-nieng-rang-4
Có thể chườm nóng bên ngoài để giảm cảm giác đau khi đeo thun.
5. Những lưu ý cần nhớ khi đeo thun liên hàm
Để thun liên hàm khi niềng răng phát huy được hết vai trò của mình, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Bạn sẽ cần phải thay thun tại nha khoa từ 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo độ đàn hồi cho dây thun, thời gian thay thun tối thiểu là 12 tiếng/lần.
- Thực hiện “tập cơ miệng” bằng cách hạ miệng thật to để kéo căng dây thun, điều này có thể giúp bạn thả lỏng cơ hàm.
- Cần vệ sinh tay và miệng sạch sẽ trước và sau mỗi lần thay thun, tốt nhất bạn nên xúc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn.
- Không cố ý “đột phá giai đoạn” bằng việc đeo cùng lúc 2 hoặc nhiều thun cùng lúc vì điều này có thể gây cho hàm răng bạn lực quá lớn.
- Mỗi khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng, bạn nên tháo thun ra để không gây vướng víu.
- Bạn cần tuân thủ đúng lịch khám định kỳ mà bác sĩ chỉ định, bên cạnh đó cần đến nha khoa ngay khi thấy những biến chuyển khác thường trong khoang miệng.
thun-lien-ham-khi-nieng-rang-5
Đến nha khoa thường xuyên theo lịch khám định kỳ để đảm bảo thuận tiện trong quá trình điều trị.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thun liên hàm khi niềng răng. Mọi thắc mắc liên quan đến nha khoa, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.