Trám răng thừa là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với những người có sự xâm lấn tối thiểu đối với cấu trúc của răng. Vậy trong trường hợp nào, răng cửa thừa có trám được không? Nếu bạn đang cảm thấy băn khoăn và muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Rich Dental.
Trám Răng Thừa Là Gì? Răng Cửa Thừa Có Trám Được Không?
Tìm Hiểu Về Trám Răng Thừa
Trám răng thừa là quy trình nha khoa giúp khôi phục hình dạng và chức năng của răng bị thất thẩm mỹ. Phương pháp này thường được áp dụng cho nhiều tình trạng như:
- Răng bị ố vàng hoặc xỉn màu
- Khoảng trống giữa các răng thừa
- Xuất hiện mảng bám trên răng
- Răng bị mòn hoặc thưa
- Răng mọc lệch hoặc mọc kém khớp
Trám răng không xâm lấn nên phù hợp với hầu hết mọi người và có thể cải thiện ngay lập tức trong khoảng thời gian điều trị khá ngắn. Thông thường, thời gian điều trị khoảng 30 – 60 phút cho mỗi răng.
Có Trám Răng Cửa Thừa Được Hay Không?
Có nên trám răng cửa thừa? Trám răng thừa hoàn toàn có thể thực hiện, giúp lấp khoảng hở giữa hai răng, nhờ đó cải thiện thẩm mỹ và khả năng nhai của hàm răng.
Tuy nhiên, trám răng thừa chỉ được áp dụng cho các trường hợp khe hở không quá 2mm. Nếu khoảng cách răng quá lớn, khi trám răng sẽ trở nên quá to, làm mất thẩm mỹ. Điều này cũng giảm độ bền chắc của trám, khiến chúng dễ bị bong ra hoặc rơi.
Để xác định răng cửa thừa có trám được không, bạn nên tham khảo ý kiến tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Giá Dịch Vụ Trám Răng Và Các Yếu Tố Quyết Định Tới Giá Trám Răng
Giá trám răng không cao, tuy nhiên có sự chênh lệch do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, hai yếu tố chính đó là vật liệu trám và tình trạng răng của bệnh nhân.
Vật Liệu Trám Răng
Hiện nay, có nhiều loại vật liệu trám răng chuyên dụng khác nhau như: Composite, Amalgam, Silicat, v.v. Mỗi loại có ưu điểm riêng và chi phí cũng khác nhau.
Trong đó, các chất liệu như Amalgam, Silicat có chi phí thấp hơn, nhưng lại kém thẩm mỹ và độ an toàn không được đánh giá cao. Các bác sĩ thường khuyên dùng chất liệu trám Composite. Loại này có giá cả phải chăng, màu sắc tương đồng với răng thật, không gây kích ứng, phù hợp sử dụng với nhiều đối tượng.
Tình Trạng Răng
Trám răng đơn giản thì chi phí sẽ thấp, nhưng nếu trường hợp răng bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý thì chi phí điều trị cao hơn. Ví dụ như răng bị viêm nướu hoặc tổn thương vào tủy thì cần điều trị răng trước rồi mới trám.
Nếu bạn chỉ trám phần răng cửa thừa thì chi phí sẽ không đáng kể, do răng khỏe mạnh, chỉ cần trám lấp khoảng cách giữa các răng.
Các Phương Pháp Và Quy Trình Thực Hiện Trám Răng An Toàn Và Hiệu Quả
Trám răng được thực hiện theo hai phương pháp: trám răng trực tiếp và trám răng gián tiếp. Cụ thể mỗi phương pháp như sau:
Trám Răng Trực Tiếp
Để thực hiện trám răng trực tiếp, bác sĩ sẽ đưa trực tiếp chất liệu trám lên vùng răng cần phục hồi và tạo hình thẩm mỹ. Thời gian thực hiện khoảng 30 – 60 phút. Quy trình được tiến hành như sau:
- Bước 1: Gây tê: Tùy theo môi trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện gây tê cục bộ để làm tê vùng răng cần trám, giúp người điều trị thoải mái nhất khi thực hiện.
- Bước 2: Bác sĩ thực hiện phủ một lớp dung dịch dính lên bề mặt răng để chất liệu dễ dàng kết dính với răng.
- Bước 3: Sử dụng vật liệu trám lấp đầy khu vực răng cần trám, thực hiện từng lớp mỏng đến khi răng được phục hồi ưng ý nhất.
- Bước 4: Miếng trám được đánh bóng để kết thúc quá trình trám răng.
Quy trình trám răng trực tiếp
Trám Răng Gián Tiếp
Kỹ thuật này phức tạp hơn phương pháp trám răng trực tiếp nhưng sẽ duy trì được lâu hơn, độ bền cao. Tuy nhiên, do miếng trám gần bên ngoài theo dấu răng nên cũng mất nhiều thời gian để thực hiện, chi phí cao. Quy trình thực hiện sẽ mất khoảng 2 ngày, được tiến hành như sau:
- Bước 1: Kiểm tra vùng răng cần trám, xác định kích thước và đưa ra khuyến nghị về một số loại vật liệu trám phù hợp.
- Bước 2: Thực hiện lấy mẫu của các mảng bám trên răng, cao răng, các vùng răng bị sâu (nếu có).
- Bước 3: Lấy dấu răng để tạo hình miếng trám theo đúng kích thước của răng.
- Bước 4: Gắn miếng trám vào răng bằng loại xi măng chuyên dụng cho nha khoa.
Quy trình trám răng gián tiếp
Xem thêm: Hàn trám răng là gì? Khi nào cần hàn răng thừa bằng Composite
Trên đây là những chia sẻ của Rich Dental về phương pháp trám răng. Giải đáp thắc mắc “răng cửa thừa có trám được không?” để điều trị phù hợp với tình trạng răng bạn cần đến trực tiếp các cơ sở nha khoa để được tư vấn và thăm khám. Rich Dental luôn đồng hành cùng bạn, lấy lại nụ cười tự tin, liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được thăm khám và điều trị sớm nhất.