Trồng răng Implant được coi là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay để khôi phục các chức năng răng miệng bị mất. Khác với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, trồng răng Implant không chỉ đem lại cảm giác nhai tốt mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại về độ an toàn và nguy cơ xảy ra trong quá trình trồng răng Implant. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I. Trồng răng Implant có nguy hiểm không?
Răng Implant là một cấu trúc giống như răng thật bao gồm một trụ Implant làm bằng vật liệu titanium và một phần thân răng được chế tạo từ sứ. Để thực hiện quá trình trồng răng Implant, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị khoan để đặt trụ Implant xuống xương hàm. Quá trình này cần sự chính xác cao, đòi hỏi bác sĩ cần phải có kiến thức sâu về chuyên môn cùng với kinh nghiệm dày dạn.
cau-tao-rang-implant
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ thành công của phương pháp trồng răng Implant lên đến 95% nếu các yếu tố về an toàn được đảm bảo. Điều này có nghĩa là trồng răng Implant vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu đơn vị thực hiện không đáp ứng đủ điều kiện, hoặc bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn trước và sau phẫu thuật của bác sĩ.
1. Yếu tố phía trước trong thực hiện
Vô trùng phòng phẫu thuật, dụng cụ và thiết bị y tế
Vô trùng trong phẫu thuật là yếu tố quyết định đến sự an toàn và thành công của mỗi ca trồng răng Implant. Với thủ thuật khoan xương và đặt chân răng nhân tạo, chỉ một sự thiếu sót nhỏ cũng có thể dẫn đến việc đòi hỏi tháo bỏ trụ Implant. Tình trạng nhiễm trùng còn có thể lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, khi dụng cụ và thiết bị y tế không được vô trùng kỹ lưỡng, bệnh nhân còn phải chịu rủi ro bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường nước bọt và đường máu từ bệnh nhân khác.
Vì vậy, để đảm bảo thành công khi trồng răng Implant, bạn cần lựa chọn trung tâm chuyên sâu về Implant, trang bị phòng phẫu thuật, phòng vô trùng với quy trình khử khuẩn chuyên biệt.
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật
Nhân tố bác sĩ có ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng răng Implant có nguy hiểm hay không và quyết định trực tiếp sự thành công của ca trồng răng.
bac-si-thuc-hien-phau-thuat
Bác sĩ sẽ lựa chọn giúp bạn loại trụ Implant phù hợp, xác định vị trí và hướng đặt Implant, xem xét cách thức phẫu thuật thích hợp với tình trạng xương hàm của bạn. Thực tế số lượng bác sĩ có khả năng thực hiện cấy ghép Implant tại Việt Nam còn rất hạn chế. Không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể phẫu thuật trồng Implant, mà cần được đào tạo bài bản và chuyên sâu về Implant trước khi thực hiện. Cần nắm rõ cấu trúc hàm mặt, giải phẫu xương hàm, khớp cắn, địa hình xương… Từ đó nắm rõ các bộ phận cần tránh khi cấy ghép, xác định vị trí và hướng đặt Implant theo phương luật cần xét.
Ngoài ra, quy trình trồng răng Implant còn có thể phát sinh nhiều tình huống không mong muốn, đòi hỏi sự ứng biến nhanh nhạy của bác sĩ thực hiện. Bác sĩ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm sẽ giải quyết các vấn đề khẩn cấp kịp thời và chính xác. Từ đó hoàn thành ca phẫu thuật suôn sẻ và tốt đẹp.
Trang thiết bị hỗ trợ
Ngày nay với sự hỗ trợ độc lập từ trang thiết bị hiện đại, tỷ lệ xuất hiện biến chứng xảy ra vô cùng thấp. Vì vậy, các đơn vị thực hiện cần trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi. Đồng thời, bệnh nhân khi quyết định trồng răng cũng đồng nghĩa với việc đặt nặng vấn đề kinh phí. Hãy ưu tiên lựa chọn các đơn vị có cơ sở vật chất khang trang và máy móc hỗ trợ hiện đại. Chi phí sẽ có sự chênh lệch không đáng kể so với các phòng khám khác, mà lại giảm thiểu tối đa rủi ro và biến chứng phát sinh trong và sau khi trồng răng.
2. Yếu tố phía ngược mặt răng
Sức khỏe toàn thân
Trước khi trồng răng, bác sĩ không chỉ thăm khám tổng quát, chụp phim để đánh giá tình trạng răng miệng, chất lượng và số lượng xương hàm mà còn kiểm tra đến sức khỏe toàn thân của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường thì quá trình phẫu thuật sẽ phần nào dễ dàng hơn. Bởi các nền bệnh trên có thể khiến bệnh nhân có những phản ứng bất ngờ trong khi phẫu thuật như: co giật, huyết áp lên cao/xuống thấp quá nguy hiểm, nhịp tim không đều,… ảnh hưởng đến việc điều trị. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, đây chỉ là yếu tố phụ ảnh hưởng đến việc trồng răng Implant có nguy hiểm hay không. Bởi bác sĩ có kiến thức chuyên sâu Implant sẽ biết cách xử lý để loại bỏ bất nguy cơ dẫn đến thất bại. Hoặc nếu điều kiện sức khỏe của bệnh nhân không cho phép thực hiện cấy ghép, bác sĩ sẽ chỉ định các phương án phục hồi khác để thay thế.
Như vậy, nếu mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, bạn cần cân nhắc trong việc lựa chọn bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho mình.
Thói quen sống
Một số thói quen sống không lành mạnh của bệnh nhân có thể khiến ca trồng răng thất bại. Sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá,… có thể khiến trụ Implant bị đào thải, không thể tích hợp với xương hàm. Ngoài ra còn có thể gây ra các biến chứng khác như chảy máu kéo dài, viêm nhiễm tại vùng cắm Implant. Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của bệnh nhân sau khi đặt trụ.
trong-rang-implant-nguy-hiem-khong
Nếu như các nền bệnh mãn tính như huyết áp, bệnh tim,… là yếu tố khách quan mà bệnh nhân khó thay đổi được, thì thói quen sống lại hoàn toàn “nằm trong tay” của bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần tham vấn với bác sĩ và điều chỉnh các thói quen trước và sau khi trồng răng Implant để quá trình tích hợp xương và hồi phục diễn ra thuận lợi.
II. Làm thế nào để hạn chế nguy hiểm khi trồng răng Implant?
Dựa trên 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng răng Implant có nguy hiểm không như trên, bệnh nhân có thể chủ động hạn chế rủi ro khi trồng răng bằng việc:
1. Lựa chọn địa chỉ làm răng uy tín
Địa chỉ làm răng uy tín cần đảm bảo:
- Vô trùng phòng phẫu thuật, dụng cụ và thiết bị y tế hoàn toàn
- Bác sĩ thực hiện có chứng chỉ và kinh nghiệm cấy ghép Implant
- Trang thiết bị hỗ trợ hiện đại
Làm răng tại những đơn vị uy tín sẽ hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình trồng răng Implant. Bên cạnh đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể giải pháp tối ưu cho tình trạng mất răng của bản thân, lộ trình thực hiện và cách hạn chế xuất hiện biến chứng tối ưu nhất. Từ đó loại bỏ lo lắng trồng răng Implant có nguy hiểm không và cảm thấy an tâm hơn khi quyết định làm răng.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ
Trước, trong và sau khi làm răng, bệnh nhân cần phải hợp tác thực hiện theo đúng yêu cầu của bác sĩ để tránh rủi ro cũng như tạo điều kiện cho quá trình phục hồi thuận lợi. Cụ thể:
- Cần ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước và sau khi trồng răng Implant ít nhất 1 tháng.
- Trong tuần đầu sau cấy ghép, chỉ nên ăn những thức ăn mềm, nhai thật chậm và nhẹ nhàng. Sau đó có thể dần dần chuyển sang những thức ăn thông thường nhưng vẫn hạn chế các món cứng, cay và dai.
nen-an-gi-sau-khi-trong-rang
- Uống thuốc đầy đủ theo toa của bác sĩ, đồng thời sử dụng các loại nước súc miệng được bác sĩ chỉ định để mau lành vét thương
- Không khạc nhổ, đẩy lưỡi hay dùng tay chạm vào vết thương.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày (bao gồm cả khu vực đặt trụ) bằng bàn chải có lông mềm. Tránh chạm răng mạnh vào những ngày đầu mới cấy Implant.
- Tích cực nghỉ ngơi, tránh vận động quá nhiều hoặc có tác động lên vùng đặt Implant.
- Tái khám theo chỉ định của bác sĩ.